/ Góc nhìn
/ Đâu là bức xúc của nhân dân về sách giáo khoa?

Đâu là bức xúc của nhân dân về sách giáo khoa?

19/07/2022 14:40 |

(LSVN) - Trong hai năm gần đây, kể từ khi ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bên cạnh sự ghi nhận những điểm tích cực căn bản trong việc hiện thực hoá Nghị quyết 29/2013 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, tiếp cận với xu thế giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, cử tri cũng còn nhiều băn khoăn, phàn nàn về chất lượng của một số sách giáo khoa, việc lựa chọn sách giáo khoa và giá sách giáo khoa.

Ảnh minh họa. 

Trước dư luận của cử tri, nhiều đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã lên tiếng trên nghị trường và báo chí. Nhiều ý kiến rất xác đáng, thiết thực nhưng cũng có những ý kiến nên được cân nhắc cẩn trọng hơn.

Theo phản ánh của một báo điện tử, tại phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 05/7/2022, bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đề nghị: “Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu quy định thống nhất một bộ sách giáo khoa dùng cho các cấp học trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng mỗi trường, mỗi quận, mỗi huyện chọn một bộ sách, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân”.

Vì bài báo chỉ tóm lược ý kiến phát biểu của bà Hương nên không rõ ý kiến của bà dựa trên những căn cứ nào. Ví dụ, nếu mỗi trường, mỗi quận, huyện chỉ chọn và sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học, chứ không phải yêu cầu học sinh cùng lúc mua và sử dụng nhiều sách giáo khoa thì vì sao lại gây lãng phí? Cũng không rõ vì sao việc có nhiều sách giáo khoa để lựa chọn quyển sách phù hợp nhất cho một môn học lại gây bức xúc trong nhân dân.

Trước thực trạng này, người dân, các thầy giáo, cô giáo, phụ huynh học sinh và học sinh chỉ bức xúc nếu bị ép buộc sử dụng những quyển sách giáo khoa không phù hợp chứ không bức xúc với chủ trương “Thực hiện xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” của Nghị quyết 88. Tác giả cũng tin rằng ở cương vị của mình, bà Nguyễn Lan Hương chắc chắn đã nghiên cứu kĩ Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Từ chủ trương “Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người” của Nghị quyết 29, Quốc hội mới ban hành Nghị quyết 88 quy định việc xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa. Chủ trương này được tái khẳng định tại điểm b, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục năm 2019: “Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa”.

Có thể thấy, chủ trương này được đa số nhân dân tán thành vì họ hiểu rằng xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa là để huy động các nguồn lực xã hội tham gia biên soạn, xuất bản sách giáo khoa, không ngừng nâng cao chất lượng và chống độc quyền sách giáo khoa. Độc quyền mới là điều gây bức xúc cho nhân dân vì đó là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kì loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Hơn ai hết, các đại biểu Hội đồng nhân dân, các cán bộ, đảng viên, dù phát biểu ở bất cứ đâu, cũng cần thể hiện ý thức chấp hành Nghị quyết của Đảng, quy định của pháp luật và phản ánh đúng những điều mà người dân quan tâm nhất; tránh để người dân hiểu sai về mình. Xin nói thực lòng là những thông tin gần đây về lãi “khủng” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và những khuất tất về đấu thầu mua giấy in sách, phát hành sách… 

                                                                                                    SONG PHƯỢNG

Cần tăng cường công tác quản lý đối với nghệ sĩ sử dụng trái phép chất ma túy

Lê Minh Hoàng