/ Trao đổi - Ý kiến
/ Dựng tượng vua làm biểu tượng công lý: Nên lấy ý kiến nhân dân

Dựng tượng vua làm biểu tượng công lý: Nên lấy ý kiến nhân dân

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Xét về mặt kinh tế, tôi nhận thấy khi đất nước còn nghèo, khi chưa chọn và nhất quán được về hình tượng thì hoàn toàn không nên lãng phí.

Ba mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông được công bố để lấy ý kiến đóng góp.

Mấyngày vừa qua tôi nghe tin Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quyết định chọn hìnhmẫu vua Lý Thái Tông thời phong kiến làm tượng thần công lý đặt tại trụ sở củacác toà án trên cả nước, và hiện đang tổ chức lấy ý kiến chọn mẫu tượng của cánbộ, công chức ngành toà án trong vòng 3 ngày. Tôi thấy việc này chưa thật sự hợptình, hợp lý, bởi:

Đây là một việc hệ trọng, mang tính quốc gia, mang tính ổn định lâu dài. Muốn chọn một hình mẫu tiền nhân để làm biểu tượng công lý không hề đơn giản, đòi hỏi phải lấy ý kiến từ nhân dân và do Quốc hội, Nguyên thủ Quốc gia quyết định. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nhưng từ trước tới nay nhân dân và Quốc hội cũng như các vị lãnh đạo có thể nói chưa hề đề cập đến, chưa bàn thảo.

Vì vậy, trước hết muốn tôn vinh, muốn chọn ai làm biểu tượng công lý, TANDTC phải có ý kiến đề xuất kèm theo báo cáo khoa học trình lên Quốc hội và bước tiếp theo là Quốc hội tổ chức bàn thảo, lấy ý kiến nhân dân và sau đó quyết định chứ không phải nội bộ ngành toà án tự quyết định.

Mặtkhác, xét về tính thống nhất, trong vấn đề này muốn chọn hình mẫu tiền nhân làmbiểu tượng công lý phải có sự bàn bạc, phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luậtnhư Viện KSND tối cao, Bộ Công an và cả Bộ Tư pháp. Nếu tự mình quyết định nhưHội đồng thẩm phán TAND tối cao thì phía Viện KSND tối cao và Bộ Công an cũng cóquyền chọn hình mẫu làm biểu tượng công lý vì những nơi này đều là cơ quan bảovệ pháp luật, khi đó thực tế sẽ thế nào?!

Hộiđồng thẩm phán TAND tối cao quyết định việc đặt tượng vua Lý Thái Tông nhằm mụcđích nêu cao công lý để toàn thể cán bộ, công chức của ngành toà án và nhân dântin tưởng, phấn đấu noi theo. Tuy nhiên, theo tôi muốn có công lý và đề cao cônglý trước hết nên phải rèn luyện đạo đức, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ, khôngphải cứ đặt tượng là họ sẽ học hỏi, là dân sẽ tin.

Chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, quan hệ xã hội là quan hệ vua – tôi, một người đứng trên triệu người chỉ tay trị vì thiên hạ theo ý mình. Ở chế độ đó, dân chủ, tự do và công lý bị hạn chế, luật là của vua, xử như thế nào là do vua (độc trị). Cũng chính vì vậy, nhìn ra thế giới tôi chưa thấy một đất nước nào đưa các vị vua thời phong kiến, trung cổ để làm biểu tượng công lý, trong mắt của họ chỉ có biểu tượng nữ thần công lý.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật để áp dụng, xử lý vụ việc còn có chỗ chưa hoàn chỉnh, thậm chí còn xung đột lẫn nhau và tình trạng xảy ra oan sai trong tố tụng đâu đó vẫn còn. Mặt khác, thực tế cũng cho thấy nhiều vụ việc xử lý không oan sai nhưng do tính cách, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên một số người dân quá khích khi tham gia tố tụng đã la ó, gây áp lực làm nhiễu loạn trật tự chốn công đường, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng cả nét uy nghiêm, linh thiêng của bậc tiền nhân.

Xét về mặt kinh tế, tôi nhận thấy khi đất nước còn nghèo, khi chưa chọn và nhất quán được về hình tượng thì hoàn toàn không nên lãng phí. Trong thời điểm hiện nay, nếu toà án nào cũng đặt tượng như quyết định của TAND tối cao thì số tiền ngân sách bỏ ra để tạc tượng không phải là ít, thậm chí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Trong lúc đó, nếu đem số tiền này để trích thưởng cho các cán bộ, thẩm phán có năng lực tốt nhằm khích lệ tinh thần, trách nhiệm của hệ thống cán bộ toà án hoặc để xây thêm trường lớp cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa thì có khi lại có ý nghĩa hơn rất nhiều.

LUẬT SƯ NGUYỄN DUY BÌNH - ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

/nganh-toa-an-chon-vua-ly-thai-tong-la-bieu-tuong-cong-ly.html