Ảnh minh họa.
Điều 89 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó quy định “…phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Tác giả kiến nghị quy định rõ thế nào là “thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, “tiêu chí nào xác định thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; "Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường”.
Trong thời gian vừa qua, nhiều dự án đã xuất hiện khái niệm “bồi thường theo giá thị trường”, một khái niệm chưa rõ và gây ra nhiều hậu quả phức tạp khi áp giá bồi thường cho nhiều dự án mà Nhà nước đứng ra thu hồi đất và chi trả bồi thường cho người sử dụng đất. Bởi vì, giá thị trường đất đai biến động rất nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ảnh hưởng của dự án, tiến độ và quy mô dự án, càng kéo dài dự án thì mức bồi thường càng phức tạp dẫn đến không thể bàn giao mặt bằng đúng thời hạn, chưa kể tố cáo, khiếu kiện, tham nhũng và lãng phí.
Đồng thời, nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định: “…phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, …”. Hầu hết ý kiến đề xuất bổ sung cụm từ “người sống cùng với người có đất bị thu hồi” vào sau cụm từ “người có đất bị thu hồi”. Lý do, nhiều trường hợp người có đất, người sử dụng đất không phải là “người có đất bị thu hồi” do đó cần đưa đối tượng “người sống cùng với người có đất bị thu hồi” vào quy định để đảm bảo bình đẳng giới. Khoản 3 Điều 89, tác giả đề nghị điều chỉnh cụm từ “được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi'' thành “được bồi thường bằng tiền theo giá đất thị trường của loại đất thu hồi”; bổ sung cụm từ ''có giá trị tương đương tại thời điểm bị thu hồi'' sau cụm từ “loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở”. Lý do nhằm để quy định của luật được đầy đủ, phù hợp với thực tiễn.
Về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, dự thảo Luật quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhất là những người có đất bị thu hồi; đồng thời, đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Về vấn đề này, một số ý kiến góp ý đề nghị quy định rõ nguyên tắc này tại khoản 2 Điều 89 dự thảo Luật theo hướng: Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở (khu tái định cư phải được xây dựng hoàn chỉnh trước khi thông báo thu hồi đất của người dân có nhà ở gắn liền với đất ở bị thu hồi), đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Việc hỗ trợ, tái định cư của người có đất bị thu hồi phải thỏa đáng để người dân đồng thuận, tránh việc người dân bức xúc làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Do đó, Nhà nước cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các tiêu chí tại khoản 2 Điều 89: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.”.
Bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất thời gian qua từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi, ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc hỗ trợ, tái định cư của người có đất bị thu hồi chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng người dân không đồng thuận, bức xúc, làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Do đó, dự thảo Luật cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các tiêu chí thế nào là “tốt hơn nơi ở cũ”. Vấn đề này liên quan đến đảm bảo các điều kiện cụ thể hỗ trợ tái định cư. Ví dụ, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, các quy định của Luật cũng phải có quy định về mức sống tối thiểu ở nơi tái định cư; cùng với đó, cần quy định rõ việc thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.
Tránh tình trạng đơn vị hay nhà đầu tư nói “tốt hơn nơi ở cũ” nhưng trên thực tế, người dân không nhận thấy như vậy. Bên cạnh đó, việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất; bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, kịp thời và đúng quy định; việc tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 89 dự thảo Luật quy định: “Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở”. Để đảm bảo quyền lợi cho người có đất thu hồi được nhận đất, không nhận tiền thì cần bổ sung rõ quỹ đất của địa phương là những loại đất nào và công khai để nhân dân biết. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thực tế triển khai có nhiều vướng mắc khi thu hồi đất nông nghiệp, khi thu hồi đất trồng cây hàng năm thì không thể bồi thường bằng đất trồng cây lâu năm hoặc đất trồng lúa và ngược lại. Như vậy, cần điều chỉnh về việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích.
Nếu không làm rõ được các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 89 thì việc bồi thường về các loại đất quy định từ Điều 92 đến 96 rất khó thực hiện. Do đó, Nhà nước cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các nguyên tắc này. Cụ thể, Điều 92 đến Điều 96 cần bổ sung: Việc bồi thường, hỗ trợ về đất thu hồi thì phải áp dụng theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nhưng phải đảm bảo và phù hợp với thực tế của địa phương tại thời điểm bồi thường thu hồi đất.
ĐỖ VĂN NHÂN
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định thế nào về đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô th