(LSVN) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (Dự thảo).
(LSVN) - Theo tác giả nghiên cứu tờ trình xây dựng Luật Luật sư thay thế thì thấy rằng lý do để ban soạn thảo đề xuất quy định thời hạn của Chứng chỉ hành nghề Luật sư là nhằm “Bổ sung một số công cụ quản lý nhà nước phù hợp và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý”, nhưng lại không sử dụng các công cụ giám sát, mà lại tăng thêm thủ tục hành chính là không phù hợp, gây ảnh hưởng đến quá trình hành nghề độc lập của Luật sư.
(LSVN) - Theo Hiệp hội Ngân hàng, việc áp dụng quy định trong dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy sẽ tạo ra chi phí và rủi ro không cần thiết cho ngân hàng, doanh nghiệp và người dân.
(LSVN) - Ngày 10/6/2024, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được Công văn số 89/TAND Tối cao-PC ngày 06/6/2024 của Tòa án nhân dân Tối cao (TAND Tối cao) đề nghị đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị quyết).
(LSVN) - Mới đây, tại Phiên họp thứ 28, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Sau khi xem xét toàn bộ tài liệu, tác giả đưa ra một số nội dung góp ý đối với dự thảo 3 Pháp lệnh Chi phí tố tụng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật.
(LSVN) - Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng và lấy ý kiến đối với Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua. Theo đó, dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi một mặt kế thừa phần lớn quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, một mặt đã bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó có một số nội dung trọng yếu, có ảnh hưởng đến đáng kể đến thị trường kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả xin trình bày góp ý đối với một số nội dung thay đổi trọng yếu trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng.
(LSVN) - Thực hiện Nghị quyết số 89/202/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật năm 2023 và Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 06/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình dự án Luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Hồ sơ dự án Luật Phòng không nhân dân và lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Phòng không nhân dân (viết tắt là dự thảo Luật), tác giả xin tham gia một số ý kiến cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật.
(LSVN) - Mỗi một lần góp ý với Luật sư đồng nghiệp cũng chính là một lần để Luật sư tự nhắc nhở bản thân mình, đây là tinh thần nhân văn cao cả, thắm đượm tình cảm mà giới Luật sư Việt Nam mong muốn và truyền đạt đến đồng nghiệp thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân hiện hành (dự thảo xin ý kiến Đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan ngày 31/8/2023), tác giả đưa ra một số góp ý về sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đã bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023) và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2023).
(LSVN) - Trải qua 78 năm phát triển, nghề Luật sư tại Việt Nam đã có một chỗ đứng vững chắc, là điểm tựa cả về mặt pháp lý lẫn tinh thần của rất nhiều khách hàng và cả các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cùng với thời gian, đội ngũ Luật sư Việt Nam đã và đang khẳng định rõ vị trí và vai trò của mình trong xã hội, tham gia tích cực vào bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam. Một trong các vai trò và trách nhiệm quan trọng của người Luật sư, đó là xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật.
(LSVN) - Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở; giảm chi ngân sách nhà nước; cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở do Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, các lực lượng chức năng, trong đó Công an nhân dân làm nòng cốt thực hiện; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.
(LSVN) - Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân là tình trạng xâm hại, gây thiệt hại cho người tiêu diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, nhất là sự gia tăng về quy mô, số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại. Để dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đi vào thực tế cuộc sống, tác giả xin đưa ra một ý kiến đối với dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
(LSVN) - Có thế nói, những bất cập trong công tác định giá đất thời gian qua gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực về đất đai, gây rối loạn thị trường bất động sản, đây là yếu tố tác động không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước, gây thiệt hại cho xã hội. Giá đất và định giá đất nếu thực hiện không hiệu quả, không chính xác, đầy đủ sẽ là vật cản trở, tác động xấu cho sự phát triển thị trường đất đai; đồng thời, có thể xuất hiện nhiều "nhóm lợi ích" thao túng thị trường bất sản động,...
(LSVN) - Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người, là tiêu chí đo lường chất lượng cuộc sống của dân cư. Do đó, vấn đề xây dựng pháp luật liên quan đến nhà ở luôn được ưu tiên hàng đầu tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
(LSVN) – Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, nội dung về thu hồi đất rất được cử tri, nhân dân quan tâm, dự thảo Luật đã có quy định cụ thể, tuy nhiên, cần minh bạch quá trình, tiêu chí, điều kiện thu hồi đất để đảm bảo đúng tiêu chí, tránh khiếu kiện. Cần làm rõ khái niệm thế nào là “phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh”, thế nào là phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích công cộng.
(LSVN) - Nếu không làm rõ được các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 89 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì việc bồi thường về các loại đất quy định từ Điều 92 đến 96 rất khó thực hiện. Do đó, Nhà nước cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các nguyên tắc này.
(LSVN) - Quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm tại Điều 36 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung các quyền trước đây bị hạn chế đối với các trường hợp tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuê đất trả tiền hàng năm được quyền thế chấp, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất.
(LSVN) - Trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, sau 3 lần điều chỉnh lớn, ngày 05/12/2022, Chính phủ đã tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần thứ 4 theo Tờ trình số 473/TTr-CP về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (dự thảo). Trong đó, nội dung về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã có nhiều sửa đổi trên tinh thần tiếp thu các góp ý, phản biện xã hội ở những bản dự thảo cũ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin tiếp tục đưa ra một số ý kiến góp ý về chế định này trong dự thảo.
(LSVN) - Trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai tại Việt Nam, luôn tồn tại nhiều tranh chấp có thể diễn ra bất cứ khi nào với phạm vi tranh chấp rộng bao gồm các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tranh chấp quyền sử dụng đất trong thừa kế, tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hay cả tranh chấp quyền sử dụng đất trong hôn nhân. Tranh chấp đất đai cũng đi liền với các chủ thể phức tạp như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc các giữa các tổ chức với nhau. Do đó, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có phát sinh là điều cấp thiết nhằm tránh các xung đột kéo dài hoặc các cơ quan không rõ được thẩm quyền của mình.
(LSVN) – Tác giả kiến nghị bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi khi giao đất, cho thuê đất như: Nhà nước ưu đãi khi giao đất cho tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có thể giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giảm 50-70% mức giá đất (hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể mức giá giao đất và cho thuê đất). Vì đây là 3 đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, hoạt động trong 2 lĩnh vực quốc sách hàng đầu, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm công nghệ cao cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp thuộc nhiều lĩnh vực của các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Theo dự thảo, Luật mới có quy định một số ưu đãi về đất đai đối với dự án đầu tư cơ sở y tế công lập nhưng chưa quy định rõ quyền lợi, ưu đãi đối với các dự án đầu tư cơ sở y tế do tư nhân đầu tư. Tạp chí Luật sư Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam xung quanh vấn đề này.
(LSVN) - Chiều 15/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có góp ý được Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao về kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài. Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, đây là những kiến nghị mới, Bộ sẽ tổng hợp và nghiên cứu, nếu phù hợp sẽ đưa vào dự thảo. Tạp chí Luật sư Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận của Luật sư Nguyễn Văn Hậu.
(LSVN) - Căn cứ vào phần 2, Mục 2 Nghị quyết 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong bài viết này, tác giả xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Có thể khẳng định rằng, hiện nay vấn đề về thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về bất động sản, nhất là quyền sử dụng đất đang có cách hiểu khác nhau.
(LSVN) - Có thể thấy, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày. Ban Soạn thảo dự án luật đã tích cực đóng góp vào quá trình soạn thảo, nội dung dự án luật đã có những bước hoàn thiện lớn, đáp ứng gần hơn với mục tiêu của chính sách đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nên xem xét thêm để hoàn thiện về tên chương, mục, sắp xếp điều luật, cách soạn thảo nội dung trong điều luật. Theo đó, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung trong dự thảo các điều, khoản cụ thể dưới đây.
(LSVN) - Có thể khẳng định, Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặt biệt là đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Để hoàn thiện dự thảo Luật này, trong bài viết này tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp.
(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua đã ghi nhận nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Theo đó đã có nhiều đột phá trong các quy định mới như khi thu hồi đất phải đảm bảo chỗ ở mới phải tốt hơn hoặc bằng chỗ ở cũ; giá đất đảm bảo giá thị trường;… Có thể thấy, dự thảo lần này đã đảm bảo khoa học, tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để hoàn thiện, Nhà nước cần tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân về dự thảo luật. Trên tinh thần đó, tác giả nhận thấy dự thảo Luật Đất đai lần này vẫn còn tồn đọng một số vấn đề và có ý kiến đóng góp.
(LSVN) – Tác giả cho rằng, cần thiết phải kế thừa việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp của các đương sự; giảm áp lực về số lượng vụ việc tranh chấp đất đai do Tòa án phải giải quyết. Đặc biệt, thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tại các địa phương hiện nay.