(LSVN) - Trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, sau 3 lần điều chỉnh lớn, ngày 05/12/2022, Chính phủ đã tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần thứ 4 theo Tờ trình số 473/TTr-CP về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (dự thảo). Trong đó, nội dung về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã có nhiều sửa đổi trên tinh thần tiếp thu các góp ý, phản biện xã hội ở những bản dự thảo cũ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin tiếp tục đưa ra một số ý kiến góp ý về chế định này trong dự thảo.
(LSVN) - Trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai tại Việt Nam, luôn tồn tại nhiều tranh chấp có thể diễn ra bất cứ khi nào với phạm vi tranh chấp rộng bao gồm các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tranh chấp quyền sử dụng đất trong thừa kế, tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hay cả tranh chấp quyền sử dụng đất trong hôn nhân. Tranh chấp đất đai cũng đi liền với các chủ thể phức tạp như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc các giữa các tổ chức với nhau. Do đó, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có phát sinh là điều cấp thiết nhằm tránh các xung đột kéo dài hoặc các cơ quan không rõ được thẩm quyền của mình.
(LSVN) – Tác giả kiến nghị bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi khi giao đất, cho thuê đất như: Nhà nước ưu đãi khi giao đất cho tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có thể giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giảm 50-70% mức giá đất (hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể mức giá giao đất và cho thuê đất). Vì đây là 3 đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, hoạt động trong 2 lĩnh vực quốc sách hàng đầu, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm công nghệ cao cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp thuộc nhiều lĩnh vực của các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Theo dự thảo, Luật mới có quy định một số ưu đãi về đất đai đối với dự án đầu tư cơ sở y tế công lập nhưng chưa quy định rõ quyền lợi, ưu đãi đối với các dự án đầu tư cơ sở y tế do tư nhân đầu tư. Tạp chí Luật sư Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam xung quanh vấn đề này.
(LSVN) - Chiều 15/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có góp ý được Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao về kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài. Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, đây là những kiến nghị mới, Bộ sẽ tổng hợp và nghiên cứu, nếu phù hợp sẽ đưa vào dự thảo. Tạp chí Luật sư Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận của Luật sư Nguyễn Văn Hậu.
(LSVN) - Căn cứ vào phần 2, Mục 2 Nghị quyết 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong bài viết này, tác giả xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Có thể khẳng định rằng, hiện nay vấn đề về thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về bất động sản, nhất là quyền sử dụng đất đang có cách hiểu khác nhau.
(LSVN) - Có thể thấy, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày. Ban Soạn thảo dự án luật đã tích cực đóng góp vào quá trình soạn thảo, nội dung dự án luật đã có những bước hoàn thiện lớn, đáp ứng gần hơn với mục tiêu của chính sách đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nên xem xét thêm để hoàn thiện về tên chương, mục, sắp xếp điều luật, cách soạn thảo nội dung trong điều luật. Theo đó, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung trong dự thảo các điều, khoản cụ thể dưới đây.
(LSVN) - Có thể khẳng định, Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặt biệt là đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Để hoàn thiện dự thảo Luật này, trong bài viết này tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp.
(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua đã ghi nhận nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Theo đó đã có nhiều đột phá trong các quy định mới như khi thu hồi đất phải đảm bảo chỗ ở mới phải tốt hơn hoặc bằng chỗ ở cũ; giá đất đảm bảo giá thị trường;… Có thể thấy, dự thảo lần này đã đảm bảo khoa học, tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để hoàn thiện, Nhà nước cần tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân về dự thảo luật. Trên tinh thần đó, tác giả nhận thấy dự thảo Luật Đất đai lần này vẫn còn tồn đọng một số vấn đề và có ý kiến đóng góp.
(LSVN) – Tác giả cho rằng, cần thiết phải kế thừa việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp của các đương sự; giảm áp lực về số lượng vụ việc tranh chấp đất đai do Tòa án phải giải quyết. Đặc biệt, thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tại các địa phương hiện nay.
(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (viết tắt là dự thảo Luật) có các quy định liên quan chặt chẽ với các luật khác về kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch, Bộ luật Dân sự,… Qua rà soát, đối chiếu, tác giả nhận thấy, một số quy định của dự thảo Luật chưa đảm bảo tính thống nhất, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động đầu tư.
(LSVN) - Trên cơ sở các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thực tiễn áp dụng Luật Đất đai trong thời gian qua, tác giả đưa ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
(LSVN) - Sau khi nghiên dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tác giả xin tham gia ý kiến để làm rõ hơn đối với cụm từ "lấn đất" nhằm đảm bảo cách hiểu một cách thống nhất, đồng bộ đối với hành vi vi phạm này.
(LSVN) - Nếu ở những sở không thành lập cơ quan thanh tra và nhiệm vụ thanh tra giao cho đơn vị khác thuộc sở thì theo quy định Giám đốc sở vẫn có thẩm quyền thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc tiến hành thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu quản ý nhà nước.
(LSVN) - Sáng 30/8, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị góp ý kiến dự thảo Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
(LSVN) - Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung một điều riêng đối với hành vi vi phạm quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ.
(LSVN) - Phản hồi đề nghị của Bộ Công thương về việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí, mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những góp ý quan trọng để hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí.
(LSVN) - Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định là “chợ mang tính truyền thống”. Tuy nhiên, dự thảo lại không có quy định nào giải thích cho khái niệm này nên rất khó để xác định phạm vi áp dụng. Do vậy, đây là nội dung cần bổ sung.
(LSVN) - Năm 2021, dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 2) của Bộ Tài chính nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, có cả những phản đối khá gay gắt từ cộng đồng liên quan đến các nhóm quy định về quản lý, thu chi tiền công đức. Nhiều phân tích, bình luận cho rằng Dự thảo Thông tư lần 2 còn nhiều điểm không hợp hiến, không đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với Bộ luật Dân sự các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) và luật về di sản văn hoá (DSVH). Phải hơn nửa năm sau kể từ lần kết thúc lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư lần 2, Bộ Tài chính mới xây dựng xong Dự thảo (lần 3) Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 3) và chính thức gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan từ ngày 29/3/2022 vừa qua.
(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị các Đoàn Luật sư tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
(LSVN) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có ý kiến rằng, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng cần được quy định đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng và trong tất cả các hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng.
(LSVN) - Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã xây dựng dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua vào Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Hiện nay, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (gọi tắt là dự án Luật) được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ để lấy ý kiến Nhân dân; đồng thời, gửi hồ sơ dự án Luật lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.
(LSVN) - Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã xây dựng dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua vào Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Hiện nay, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (gọi tắt là dự án Luật) được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ để lấy ý kiến Nhân dân; đồng thời, gửi hồ sơ dự án Luật lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.
(LSVN) - Thị trường bất động sản là một bộ phận trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường. Thị trường này phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần nâng cao đời sống dân cư; vận động, thu hút đầu tư; xây dựng hạ tầng; tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thị trường bất động sản cũng thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng của hàng hóa bất động sản, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai vô cùng quý giá của quốc gia.
(LSVN) - Mục tiêu xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là góp phần hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước.
(LSVN) - Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); đồng thời, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo quy định các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ uỷ thác được coi là đối tượng kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan. Nhưng, uỷ thác dường như chưa được định nghĩa cụ thể trong pháp luật Việt Nam.
(LSVN) - Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); đồng thời, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo quy định các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ uỷ thác được coi là đối tượng kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan. Nhưng, uỷ thác dường như chưa được định nghĩa cụ thể trong pháp luật Việt Nam.