/ Kinh nghiệm - Thực tiễn
/ Không cách ly – Một trong những hành vi làm lây lan dịch bệnh theo Bộ luật Hình sự 2015

Không cách ly – Một trong những hành vi làm lây lan dịch bệnh theo Bộ luật Hình sự 2015

05/01/2021 18:01 |

(LSO) - Ngày 30/3/2020, TAND Tối cao ban hành văn bản số 45/TANDTC-PC  xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid 19 có quy định hướng dẫn chi tiết về hành vi khác làm lây lan dịch bệnh cho người, trong đó có nội dung về cách ly. Đây là vấn đề phù hợp với thực tiễn. Bài viết làm rõ những hành vi không cách ly làm lây lan dịch bệnh theo Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới ( WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng Virus Corona  mới từ Trung Quốc là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến gần như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả Việt Nam. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Virus Corona (Covid-19). Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Dịch Covid-19 có mức độ lây lan rất nhanh chủ yếu xuất phát từ hành vi của con người khi không tuân thủ các quy định về cách ly. Ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm Phán TAND Tối cao đã có Văn bản số 45/TANDTC-PC về về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

I. Cách lý dưới góc độ đời sống vàpháp lý

1. Dưới góc độ đời sống

Cách ly là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ một bệnh nhân đến một bệnh nhân khác; đến nhân viên y tế và đến người thăm bệnh, hoặc từ người bên ngoài đến một bệnh nhân cụ thể. Có nhiều hình thức cách ly khác nhau, như việc thay đổi thủ tục tiếp xúc, đưa bệnh nhân cách ly ra xa tất cả những người khác. Trong một hệ thống được xây dựng và sửa đổi định kỳ bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều cấp độ cách ly bệnh nhân khác nhau bao gồm việc áp dụng một hoặc nhiều “biện pháp phòng ngừa” được mô tả chính thức.

Cách ly được sử dụng phổ biến nhất khi bệnh nhân được phát hiện mắc một bệnh truyền nhiễm (lây truyền từ người này sang người khác) do virus hoặc vi khuẩn. Có một số trang thiết bị đặc biệt được sử dụng trong quản lý bệnh nhân dưới nhiều hình thức cách ly khác nhau. Bao gồm các vật dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (như áo choàng, khẩu trang và găng tay), kiểm soát kỹ thuật (như phòng áp suất dương, phòng áp suất âm, thiết bị lưu lượng không khí, và các hàng rào cơ học và kết cấu khác nhau). Các phòng cách ly chuyên dụng có thể được xây dựng sẵn trong bệnh viện hoặc các đơn vị cách ly dã chiến tại các cơ sở trong trường hợp khẩn cấp có dịch bệnh bùng phát.

Ở Việt Nam, biện pháp cách ly trong thời kỳ Covid-19 diễn ra như sau: những người đi từ nước ngoài về từ máy bay xuống sẽ được đưa đi cách ly và theo dõi đủ 14 ngày. Nếu một người nào đó, trong 14 ngày nếu xuất hiện triệu chứng của dịch bệnh và xét nghiệm dương tính thì sẽ tìm những người tiếp xúc trực tiếp người đó để đi cách ly rồi sau đó thông báo cho những người tiếp xúc với người tiếp xúc trực với người có kết quả dương tính để tự cách ly...

2. Dưới góc độ pháp lý

a. Lý luận pháp ly về cách ly trong thời kỳ dịch bệnh

Hiếnpháp 2013 đã quy định rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyềncon người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượccông nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Cóthể thấy, quyền con người và quyền công dân là các quyền cơ bản mà Nhà nướccông nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm với người dân sinh sống trên lãnh thổ ViệtNam. Xét theo nguồn gốc triết lý, các quyền con người vốn mang bản tính tựnhiên. Đó là những quyền đã là người thì ắt phải được có. Nói cách khác, quyềncon người là yếu tố xác định một cá thể nào đó có được coi là “người” trong xãhội hay không?[1]. (1)  Dựatheo triết lý này có thể thấy quyền con người mang tính tự nhiên tuyệt đốinhưng đặt trong bối cảnh thực tế có thể thấy rằng nếu như quyền con người màtuyệt đối thì pháp luật sẽ khó có thể điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa conngười với con người (con người là yếu tố cấu thành nên xã hội) sẽ dẫn tới hậuquả xã hội bị phá hủy. Vì lý do đó, để duy trì xã hội, quyền con người cần phảiđược hạn chế.

Điềunày đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thểbị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe củacộng đồng”. Như vậy, quyền con người, quyền công dân chỉ được hạn chế vì lợiích công trong trường hợp cần thiết cụ thể tại 06 lĩnh vực bao gồm: quốc phòng,an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Đại dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, gây ra khôngchỉ tổn thất kinh tế nặng nề mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ở ViệtNam, mặc dù chưa xuất hiện ca nào tử vong nhưng đã có hơn 200 ca nhiễm bệnh vàđã xuất hiện sự lây nhiễm chéo. Ngày 01/02/2020, Thủ tướngchính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịchviêm đường hô hấp cấp do chủng mới Virus Corona (Covid-19) theo Luật Phòng, chốngbệnh truyền nhiễm.

Cóthể thấy rằng, đây là cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng hạn chế quyền con người,quyền công dân trong lĩnh vực sức khỏe của cộng đồng, phù hợp với quy định khoản2 Điều 14 Hiến pháp đã nêu ở trên.

Covid-19là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khảnăng lan truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Theo khoản 1, 2Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định tổ chức cách ly y tế nhưsau: “1. Người mắc bệnh dịch, ngườibị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tácnhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộtrưởng Bộ Y tế phải được cách ly. 2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà,tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác”.

Có thể thấy rằng, đối với bệnh Covid-19 những ngườimắc bệnh, bị nghi ngờ, người mang mầm bệnh, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnhcó trách nhiệm phải cách ly. Thuật ngữ “cách ly” được hiểu như sau: “cáchly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnhtruyền nhiễm, hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạnchế sự lây truyềnbệnh” theo khoản 16Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

TheoNghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm một sốbiện pháp cách ly được áp dung như sau:

Biệnpháp cách ly tại nhà:

Đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang lưu tại vùng có dịch,trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số dịch bệnh thuộcnhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; người xuất phát hoặc đi qua vùng cóbệnh dịch thuộc nhóm A và một số dịch bệnh thuộc nhóm B; người tiếp xúc với ngườimắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.

Biệnpháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng:

Đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tạicơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đanglưu trú tại vùng có bệnh dịch; người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tếtheo diện cách ly tại nhà, cách ly tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triểnthành mắc bệnh truyền nhiễm.

Biệnpháp cách ly y tế tại cửa khẩu:

Người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam,hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiệnvận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người,hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A; ngườixuất phát hoặc đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.

Biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểmkhác:

Áp dụng đối với các trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh Việt Nam  thuộc trường hợp cách ly y tế tại cửa khẩu  vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly của cửa khẩu hoặc số lượng người mắcbệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạivùng có dịch.

Việc áp dụng các biện pháp cách ly như đã nêu ở trên hướng tới đốitượng là con người, hàng hóa. Nhưng trong bài viết này, đối tượng mà tác giả muốn hướng tới chỉ là việc áp dụngdành cho người. Con người là nhân tố cấu thành xã hội, nếu một xã hội không có con ngườithì không thể trở thành xã hội được, để xã hội được phát triển con người cần phảiđược tôn trọng vào bảo vệ nhưng để đảm bảo xã hội con người cần phải có sự hạnchế và việc hạn chế này cần phải đảm bảo đủ căn cứ pháp lý. Vì vậy, việc áp dụngcác biện pháp cách ly y tế trong thời kỳ dịch bệnh là cần thiết nhằm đảm bảocho sự sống của con người cũng như đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội.

b. Một số quy định pháp luật liên quan đến việc không thực hiện việc cách ly

Khi quyền con người bị hạn chế trong thời kỳ đại dịch, sẽxảy ra hai trường hợp: một là tuân thủ pháp luật; hai là việc không tuân thủpháp luật. Nếu con người tuân thủ pháp luật thì đó là việc tốt, nếu con ngườikhông tuân thủ pháp luật thì việc đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà làtoàn thể xã hội. Vì vậy, vai trò của các nhà lập pháp trong trường hợp này là cầnthiết, họ đã dự liệu được sự việc xấu nhất có thể xảy ra để vừa bảo đảm việc thựcthi pháp luật vừa bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đại dịch. Một số quy địnhnhư sau:

Vềlĩnh vực xử phạt hành chính:

Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạthành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

 Điều 6 vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 9 vi phạm quy định về phònglây nhiễm bệnh truyền nhiễm  tại cơ sởkhám chữa bênh, chữa bệnh như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 Điều 10 vi phạm quy định về  cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế quy định :

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế,cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, khoản2 Điều này.

Vềpháp luật hình sự:

Điều240 về tội lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người:

1. Người nào thực hiện một trong cáchành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bịphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏivùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩmkhác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp phápluật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnhthổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnhhoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộcthẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộcthẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều295:Tội vi phạm về quy định về an toàn ở nơi đông người

1. Người nào vi phạm quy định về antoàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại chongười khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tùtừ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trởlên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhữngngười này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhữngngười này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toànlao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tng tỷ lệ tn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về an toàn laođộng, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tếdẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếukhông được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 nămhoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiềntừ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

II. Tội làm lây lan dịch bệnh truyềnnhiễm và những hành vi không cách ly xảy ra trong thực tế

1. Cấu thành tội phạm trong tội làmlây lan dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ luật Hình sự

Đặttrong mối quan hệ giữa con người với nhà nước trong xã hội. Khi quyền lợi củanhà nước và cộng đồng bị tác động xâm phạm, công cụ pháp luật như xử phạt vi phạmhành chính không đủ tính răn đe, giáo dục đối với người vi phạm thì cần phải cómột đạo luật ra đời để mang tính trừng phạt và giáo dục một cách khắc nghiệt hơn.Vì vậy, Luật Hình sự đã ra đời để điều chỉnh mối quan hệ xã hội đặc biệt giữaNhà nước và Chủ thể gây ra sự kiện tội phạm - gây ra tính nguy hiểm xã hội.

Nguyhiểm cho xã hội, về khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạiđáng kể cho xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội có tínhtương đối quan trọng hoặc quan trọng và khi bị xâm hại có thể gây ra những thiệthại hoặc những ảnh hưởng đáng kể cho điều kiện tồn tại và phát triển của chế độXHCN[2](2). Mặc dù tính nguy hiểm xã hội là yếu tố chính để áp dụngpháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn không phải tính nguy hiểm xã hội nàocũng được để áp dụng pháp luật hình sự: ví dụ phòng vệ chính đáng. Do đó, cầnphải có những yếu tố khác như: tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự, tínhphải chịu hình phạt. Áp dụng trong trường hợp thời kỳ đại dịch, những hành viviệc không thực hiện cách ly, trốn tránh cách ly hoàn toàn có thể phải chịutrách nhiệm hình sự với tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểmdành cho người (Điều 240 Bộ luật Hình Sự).

Cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan của tộiphạm: Tội lây lan dịch bện truyền nhiễm nguy hiểm dành cho người thể hiện quahành vi, bài viết này chỉ đi vào phân tích vào hành vi không cách ly của conngười.

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được hiểu là bất kỳ hành vi nào ngoài những hành vi kể trên vi phạmcác quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch động vật, thực vật như cố tìnhgiết, mổ, bán các loại.

Ngày30/03/2020, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có công văn số 45/TANDTC-PC về việcxét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể về mục1: Hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự thì hành vikhác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là các hành vi trốn khỏi nơicách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụngbiện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủhoặc khai báo gian dối.

Chủ thể tội phạm: là ngườinào có năng lực TNHS và đủ tuổi theo luật định.

Mặt chủ quan: lỗi của ngườiphạm tội là cố ý. Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tộinày.

Khung hình phạt: đượcquy định rõ ràng trong điều luật.

2. Những hành vi không cách ly trong thực tế và việc áp dụng Bộ luật Hình sự

Những hành vi khôngcách ly trong thực tế và việc áp dụng Bộ luật Hình sự trong thưc tế. Tại bài viếtnày, tác giả chia ra làm hai giai đoạn theo mốc thời gian: Thứ nhất, trước ngày30/3/2020; thứ hai sau ngày 30/3/2020.

Trướcngày 30/03/2020: Khi chưa có công văn hướng dẫn số45/TANDTC-PC về việc xét xử  tội phạmliên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Dịch Covid-19 đã bùngphát mạnh và đã có nhiều người bị nhiễm bệnh. Truyền thông và phương tiện đạichúng đã nêu lên một số trường hợp cụ thể như trốn khỏi nơi cách ly, không tuânthủ các quy định cách ly, hay như việc khai báo gian dối về những nơi đi qua nhằmtrốn tránh việc cách ly. Tại thời điểm đó, tội danh làm lây lan dịch bệnh truyềnnhiễm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, và các nghị định xử phạt hànhchính liên quan đến việc lây lan dịch bệnh, truyền nhiễm đã có hiệu lực pháp luật.Một số trường hợp như việc thay người khác đi cách ly, trốn khỏi nơi cách ly bịxã hội lên án và đề nghị xử lý, thậm chí xử lý hình sự. Nhưng thực tế là cơquan nhà nước đang xem xét, chỉ có một vài trường hợp đã bị xử lý hành chính. Đặcbiệt, về hình sự thấy rằng là chưa có trường hợp nào bị xử lý. Về vấn đề này,tác giả cho rằng có thể “thông cảm” cho cơ quan nhà nước bởi lẽ:

Trong thời kỳ dịch bệnhbùng phát, tất cả đang tậptrung để chống dịch cũng như chữa bệnh cho người nhiễm và gần như toàn nhữngngười có nguy cơ mắc bệnh hay mắc bệnh rồi thực hiện các hành vi trên. Mặc dù họcó hành vi vi phạm pháp luật thật nhưng nhà nước vẫn chữa bệnh cho họ sau đó mớixử lý vi phạm. Điều đó thể hiện, Nhà nước đã thực hiện đúng khẩu hiệu không aibị bỏ rơi, cũng như tôn trọng quyền con người, quyền công dân cụ thể là quyền khámchữa bệnh;

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểmcho người”. Đây là quy định chung chung không có hướng dẫn chi tiếtcụ thể hành vi khác là hành vi như thế nào? Do đó, các cơ quan tư pháp như cơquan điều tra, viện kiểm sát, tòa án rất khó để áp dụng các nghiệp vụ khởi tố;truy tố; xét xử khi quy định còn chung chung cần phải có hướng dẫn chi tiết củacấp trên. Áp dụng tội danh này vào trường hợp cụ thể, nếu như định tội danhkhông đúng với hành vi vi phạm sẽ để lại hậu quả pháp lý rất lớn vi phạm nguyêntắc chống oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Saungày 30/3/2020:Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành văn bản hướng dẫn sô 45/TANDTC-PC về việcxét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, quy địnhcụ thể về hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bao gồm: trốnkhỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn việc áp dụngbiện pháp cách ly; cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ, khai báo gian dối.

Tác giả đồng tình về cách làm của TANDTối cao rất kịp thời vừa  phù hợp với nguyên tắc tránh oan sai, bỏ lọttội phạm, nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi vừa đảmbảo chức năng chống và phòng ngừa tội phạm của luật hình sự. Nhưng có một vấn đềđặt ra, nguồn của Luật Hình sự là Bộ luật Hình sự và các án lệ. Các văn bản quyphạm pháp luật được áp dụng cùng Bộ luật Hình sự để xác định làm rõ trong vấn đềđịnh tội danh. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể tại khoản 7 Điều 4 như sau: Nghị quyết của Hội đồngthẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là văn bản quy phạm pháp luật.

Về hình thức, văn bản số 45/TANDTC-PC không giống với hình thức văn bảncủa Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, văn bản này giống với công văn hướng dẫnnghiệp vụ xét xử của TAND Tối cao đối với các đơn vị thuộc TANDTối cao hơn. Nếu như là công vănthì liệu có thể áp dụng trong việc xét xử được hay không? Mặc dù trong thực tế,việc tranh tụng tại phiên tòa các luật sư vẫn viện dẫn công văn hướng dẫn nghiệpvụ xét xử tại tòa để làm căn cứ lập luận.

Các hành vi không cách ly quy định tại văn bản số45/TANDTC-PC được quy định rất chi tiết và dễ dàng để áp dụng trong việc xác địnhtội danh:

Hành vi trốn khỏi nơi cách ly: Là việc người đã bị áp dụngbiện pháp cách ly tại cơ sở y tế; biện pháp cách ly tại cơ sở khác. Trong thờigian thực hiện hành vi cách ly, người bị áp dụng biện pháp cách ly sử dụng nhữngthủ đoạn, hành vi để trốn khởi nơi cách ly;

Hành vi không tuân thủ quy định về cách ly: Là người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắcbệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịchkhông tuân thủ theo nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống bệnhtruyền nhiễm;

Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly: Khicó các biện pháp áp dụng cách ly, cưỡng chế cách ly người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, ngườimang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch không chấp nhậnviệc áp dụng biện pháp; thực hiện những hành vi để tránh không bị áp dụng biệnpháp cách ly; cưỡng chế cách ly.

Kết luận

Có thể thấy, TAND Tối cao ban hành văn bản số 45/TANDTC-PC xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về việc hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người đã quy định chi tiết về những hành vi không cách ly là phù hợp với thực tiễn, rất kịp thời, bảo đảm được tính liên tục trong công tác xét xử.

An My

/toa-an-nhan-dan-toi-cao-huong-dan-xet-xu-toi-pham-lien-quan-den-phong-chong-dich-benh-covid-19.html
/theo-huong-dan-moi-cua-tand-toi-cao-ca-benh-17-34-100-va-178-co-dau-hieu-ve-toi-pham-lien-quan-phong-chong-covid-19.html
/co-the-truy-cuu-hinh-su-doi-voi-co-gai-tron-khoi-khu-cach-ly-di-anh-trong-truong-hop-nao.html
/ca-nhiem-covid-19-thu-100-co-the-xu-ly-hinh-su.html