/ Góc nhìn
/ Lạm thu – Sao vẫn tiếp diễn?

Lạm thu – Sao vẫn tiếp diễn?

19/09/2023 10:39 |

(LSVN) - Lạm thu là hành vi trực tiếp làm xấu đi hình ảnh nhà trường và nền giáo dục, mà trước hết là thanh danh và vị thế người thấy giảm sút trong con mắt phụ huynh học sinh và cả dư luận xã hội.

Ảnh minh họa. 

Lạm thu trong trường học khi năm học mới bắt đầu bao giờ cũng là vấn đề nóng, gây bức xúc phụ huynh học sinh và dư luận xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ những khoản nào được thu, đồng thời, luôn nhắc nhở và nghiêm cấm việc lạm thu. Không ít các hiệu trưởng bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức và mức độ khác nhau khi các hành vi lạm thu trong nhà trường được làm rõ. Thậm chí, vào tháng 9/2022, nữ hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hải Phòng đã phải lĩnh án 42 tháng tù. 

Hiện nay, nếu ở đâu đó xảy ra tình trạng lạm thu thì lập tức các khoản thu đó xuất hiện trên mạng xã hội. Ví dụ gần nhất, trên mạng xã hội xuất hiện một bản kê danh sách những khoản thu đàu năm ở một trường phổ thông trung học lên tới gần 9 triệu đồng. Ngay sau đó, báo chí phản ảnh, các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh và Trường sở tại cho rằng đây chỉ là thông kê của một cô giáo, dự kiến là thế nhưng chưa chính thức.

Giả sử, câu chuyện này bị giữ kín trong nội bộ thì ắt hẳn cái bản kê đó trở thành chính thức, những khoản lạm thu là kết quả của sự đồng tình của nhà trường và phụ huynh học sinh và đương nhiên, người chịu khốn khổ nhất là các bạc phụ huynh, đặc biệt, đối với các cha mẹ nghèo, đó là một khoản đóng góp quá lớn đối với khả năng tài chín của họ.

Ngay cả học phí – một khoản thu chính thức hẳn hoi mà cũng xảy ra tình trạng lạm thu ở một hình thức khác, tức là thu học phí quá cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải “chữa cháy” các trường hợp này bằng cách đề nghị ngân sách bù vào khoản học phí quá cao hoặc các địa phương điều chỉnh mức thu cho phù hợp.

Theo tác giả, thương mại hóa học đường là điều chưa nên thực hiện ở một đất nước coi giáo dục là quốc sách, coi việc đào tạo con người là chiến lược quốc gia. Thế nhưng, nhiều người trong ngành giáo dục lại thích thú và theo đuổi sự thương mại học đường này bằng đủ cách khác nhau, từ tăn giá sách giáo khoa dùng một lần đến các khoản thu vô lý trong trường học núp dưới những mỹ từ mỹ miều như “xã hội hóa giáo dục” “vì tương lai con em chúng ta”...

Lạm thu là hành vi trực tiếp làm xấu đi hình ảnh nhà trường và nền giáo dục, mà trước hết là thanh danh và vị thế người thấy giảm sút trong con mắt phụ huynh học sinh và cả dư luận xã hội.

PHALY

Cảnh báo giả mạo kêu gọi ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội trên Facebook

Nguyễn Mỹ Linh