Ảnh minh họa.
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định những trường hợp Luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng. Cụ thể Quy tắc 11.2 quy định trường hợp Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc: “Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của Luật sư mà Luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác”.
Ly hôn là quan hệ nhân thân, do vậy chỉ có chính vợ hoặc chồng mới có quyền quyết định việc ly hôn hay không ly hôn. Cha mẹ, người thân có quyền khuyên bảo, hòa giải tranh chấp vợ chồng hoặc có quyền góp ý việc tiếp tục duy trì hay không duy trì mối quan hệ hôn nhân nhưng không có quyền quyết định thay con cái, người thân về việc tiếp tục đời sống vợ chồng hay tiến tới ly hôn.
Với nghề Luật sư, người Luật sư cùng việc tuân thủ quy định của pháp luật còn phải tuân thủ Bộ Quy tắc, trong đó có quy định Luật sư không được nhận vụ việc khi khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
Việc không được gặp và làm việc trực tiếp với con gái bạn trong trường hợp này dẫn đến việc Luật sư không thể xác định chính xác việc ly hôn này là do con bạn tự nguyện hay bị phụ thuộc vào yêu cầu của gia đình.
Do vậy, việc Luật sư giải thích cho bạn như vậy là phù hợp pháp luật, thể hiện trách nhiệm, đạo đức của người Luật sư và cũng để bạn, con gái bạn có sự trao đổi, bàn bạc lưạ chọn phù hợp nhất.
Luật sư TRẦN VĂN AN
Trưởng Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Những quy định mới về học và thi sát hạch bằng lái xe ôtô năm 2023