(LSVN) - Tôi và gia đình ông G. có tranh chấp quyền sử dụng đất. Tôi có nhờ Luật sư Q. tư vấn và đại diện thực hiện các thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, mới đây tôi có biết được Luật sư Q. có mối quan hệ quen biết với ông G. và ông G cũng có nhờ Luật sư Q, tư vấn về cách giải quyết vụ tranh chấp này với tôi. Vậy, trong trường hợp này, Luật sư Q có được tư vấn cách giải quyết việc tranh chấp này cho ông G. không?
(LSVN) - Bài viết nghiên cứu về trách nhiệm của Luật sư đối với khách hàng được ràng buộc thông qua các cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý và quy định của pháp luật thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ của luật sư trong việc thực hiện các vụ, việc được khách hàng giao phó. Nghiên cứu cũng làm rõ những hạn chế theo cam kết về trách nhiệm của Luật sư với khách hàng do không phù hợp với các quy định, gây nên những tranh chấp, thậm chí gây thiệt hại cho khách hàng. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm thống nhất áp dụng và sửa bổ sung các quy định giúp cho việc thực hiện các cam kết của luật sư rõ ràng, minh bạch hơn, đáp ứng các nhiệm vụ của luật sư, đúng với quy định của pháp luật, nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động nghề nghiệp, góp phần tăng cường cải cách tư pháp, bảo vệ tối ưu các quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong bối cảnh hiện nay.
(LSVN) - Bài viết bàn về dịch vụ pháp lý đại diện được cung cấp bởi tổ chức hành nghề luật sư/uật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác. Từ việc phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giao dịch, tác giả chỉ ra những điểm khác nhau cần phân biệt giữa hai loại dịch vụ có nhiều nét tương đồng được cung cấp bởi hai chủ thể khác nhau và ý nghĩa của việc phân biệt những điểm khác nhau đó.
(LSVN) - Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam không cho phép người Luật sư được tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ, gây bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm ký được hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
(LSVN) - Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Luật sư, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Luật sư khi thực hiện vụ việc của khách hàng. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là một điều bất khả thi với Luật sư, đòi hỏi Luật sư trong những trường hợp này cần sự bình tĩnh, cẩn trọng phân tích vấn đề, trao đổi thảo luận lại với khách hàng để đi đến thống nhất mới hoặc buộc phải đơn phương chấm dứt thực dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
(LSVN) - Con gái tôi lấy chồng được vài năm nhưng không hạnh phúc, thường xuyên bị chồng chửi bới xúc phạm và bạo hành. Gia đình tôi đã nhiều lần họp bàn và nhận thấy rằng cuộc hôn nhân của con tôi không hạnh phúc và không thể duy trì. Tôi đã đến tổ chức hành nghề Luật sư gần nhà tư vấn và nhờ Luật sư soạn đơn ly hôn cũng như giúp con gái tôi thực hiện ly hôn với chồng. Tuy nhiên, Luật sư không đồng ý và yêu cầu con gái tôi phải có mặt, cho biết rõ là có muốn ly hôn hay không, có nhờ Luật sư soạn đơn, làm thủ tục ly hôn hay không thì Luật sư mới nhận thực hiện vụ việc cho gia đình tôi. Luật sư cho biết, nếu không được làm việc trực tiếp với con gái tôi thì sẽ không thể thực hiện vụ việc theo yêu cầu của tôi được vì như vậy sẽ vi phạm quy định của nghề Luật sư. Vậy, Luật sư yêu cầu như vậy có đúng không? Bạn đọc K.A. hỏi.
(LSVN) - Trong ba ngày từ ngày 30/11/2022 - 02/12/2022, tại Hà Nội, đông đảo Luật sư, tư vấn viên pháp luật tại khu vực phía Bắc đã tham gia Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình "Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam" (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP. Chương trình do hai cơ quan này của Liên hợp quốc thực hiện với sự phối hợp của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Việt Nam.
(LSVN) - Tạp chí Luật sư Việt Nam số 12 tháng 12/2020 có đăng bài “Các đặc điểm của nghề luật sư” của ThS. Luật sư Nguyễn Quang Anh và bài “Phát triển đội ngũ Luật sư thương mại quốc tế…” của Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh rằng, cần có sự thay đổi một cách căn bản trong tư duy phát triển… để chuyển sang phát triển các dịch vụ pháp lý như một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng để quản lý sự phát triển của nó. Trong khi đó, ThS. Luật sư Nguyễn Quang Anh lại cho rằng, nghề nghiệp Luật sư là một nghề “bán kinh doanh”.