Ảnh minh họa.
Theo đó, tại Mục 3, Công văn số 233/TANDTC-PC đã phân tích chỉ rõ, đối với tài sản bị chiếm đoạn mà tại phiên tòa dù đã được Hội đồng xét xử giải thích quyền được đòi lại tài sản bị chiếm đoạt, quyền được yêu cầu bồi thường nhưng bị hại có ý kiến không yêu cầu bị cáo phải trả lại tài sản đó và cũng không yêu cầu bị cáo phải bồi thường thì Tòa án không tuyên tịch thu tài sản đó mà ghi nhận ý kiến của bị hại trong bản án.
Việc giải đáp trong nội dung Công văn số 233/TANDTC-PC của TAND Tối cao là căn cứ vào quy định tại tại Điều 194 của Bộ luật Dân sự, đó là: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”.
Mặt khác, xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự về quyền của chủ sở hữu, có thể nhận thấy, các quy định tại khoản 2, Điều 2, Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự thì: Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đồn thời, trong quy định về các nguyên tắc tại Điều 3, Bộ luật Dân sụ thì: Mọi cá nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực và không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đồng thời, cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Tiếp theo, trong tại Mục 3, Công văn số 233/TANDTC-PC cũng chỉ rõ, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 47 của Bộ luật Hình sự về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm thì:
“1. Việc tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”.
Theo quy định trên thì vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không thuộc trường hợp tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Ví dụ: A. đột nhập vào của hàng tạp hoá của chị C. trộm được 01 điện thoại và bán cho tiệm cầm đồ của anh B. được 02 triệu. Quan trích xuất camera tại nhà chị C. thì Công an đã bắt được A. và A. đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Công an đã tiến hành thu giữ chiếc điện thoại của cửa hàng anh B. trả lại cho chị C. Số tiền 02 triệu anh B. không yêu cầu A. phải bồi hoàn lại cho mình.
Trong tình huống trên, căn cứ vào các quy định đã phân tích ở trên thì có thể thấy: Đối với chị C., tài sản A. trộm cắp đã được trả lại và chị C. không yêu cầu A. phải bồi thường. Đối với anh B. vì số tiền bỏ ra mua điện thoại là 02 triệu anh B. không yêu cầu A. phải bồi hoàn cho mình và tại phiên tòa, chị C. và anh B. cũng tiếp tục không yêu cầu A. bồi thường hay bồi hoàn gì thì không tịch thu vào ngân sách Nhà nước đối với số tiền 01 triệu động mà bị cáo có được do bán tài sản trộm cắp. Bởi vì, việc không nhận lại tài sản là quyền dân sự của anh B., Toà án đã giải thích cho anh B. được rõ nhưng anh vẫn không nhận và Toà án tôn trọng sự tự nguyện của chủ sở hữu, không tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước đối với số tiền 02 triệu đồng mà A. có được do bán tài sản trộm cắp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 47, Bộ luật Hình sự là phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 47, Bộ luật Hình sự (vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp) và phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Bộ luật Dân sự về quyền tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Trên đây là một số quan điểm của tác giả về vấn đề này, rất mong nhận được sự thảo luận của các đồng nghiệp và quý bạn đọc.
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
Tòa án Quân sự khu vực Quân khu 9
Về tội ‘Lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’