(LSVN) - Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ có tính truyền thống được Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) ghi nhận bên cạnh các loại nguồn chứng cứ khác và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
(LSVN) - Việc tìm hiểu những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân để đưa pháp luật tố tụng hình sự vào cuộc sống. Với mục đích đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). Đồng chủ biên cuốn sách là hai nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, luật sư nhiều kinh nghiệm là Trung tướng, GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng - Thành viên Ban Nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an (nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) và Luật sư, TS. Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Thành viên Hội đồng Tư vấn Án lệ Tòa án nhân dân Tối cao.
(LSVN) - Hiện nay, tình hình tội phạm đang có chiều chiều hướng gia tăng với những thủ đoạn ngày càng phức tạp. Trên thực tế có những trường hợp đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải hành động ngay tức khắc để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Và việc quy định các biện pháp ngăn chặn là một chế định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) đã giúp các cơ quan chức năng làm được điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất trong biện pháp ngăn chặn khiến cho việc áp dụng khó triển khai trên thực tế. Đặc biệt là đối với biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn tồn tại nhiều quy định chồng chéo, khó áp dụng.