(LSVN) – Để giảm thiểu những vụ việc bức cùng, dùng nhục hình thì ngoài việc tăng cường cơ chế giám sát, thực hiện nghiêm túc những nội dung được quán triệt trong Thông tư 126/TT-BCA của Bộ công an, thực hiện ghi âm ghi hình, thì cần phải nâng cao đạo đức, tác phong, kỷ luật của cán bộ, những người tiến hành tố tụng, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Với hoạt động ghi hình trong tố tụng hình sự thì cần phải giao việc quản lý dữ liệu cũng như quản lý về việc tổ chức ghi hình cho viện kiểm sát hoặc cơ quan thứ ba. Trường hợp để cho cơ quan điều tra vừa sử dụng thiết bị ghi hình, vừa quản lý dữ liệu hình ảnh thì cũng khó để đảm bảo tính khách quan.
(LSVN) - Hành vi bức cung, dùng nhục hình rất khó phát hiện, rất khó chứng minh và khó xử lý bởi trong hoạt động điều tra, không phải lúc nào cũng có người giám sát cán bộ điều tra thực hiện các hoạt động tố tụng. Thủ tục hỏi cung phần lớn là chỉ có người bị buộc tội đối mặt với cán bộ điều tra. Quy định về tạm giam, tạm giữ, đặc biệt là hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ tại cơ quan điều tra trong những ngày đầu khi mới bắt giữ nghi phạm là thời điểm rất nhạy cảm, rất dễ xảy ra bức cung, dùng nhục hình.
(LSVN) - Hành vi dùng nhục hình đối với phạm nhân (người đang phải thi hành án phạt tù) là tội phạm, hành vi tội phạm này không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tinh thần của phạm nhân mà còn ảnh hưởng rất xấu đến công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, cũng như uy tín của các cơ quan thi hành án hình sự. Do đó, những hành vi dùng nhục hình nói chung và đối với phạm nhân nói riêng cần phải được xử lý thật nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, pháp luật cũng cần phải sửa đổi, nâng cao hơn về chế tài xử lý đối với các hành vi dùng nhục hình, bức cung, để tăng cường hơn nữa tính răn đe, phòng ngừa vi phạm.