(LSVN) - Dưới góc độ pháp lý thì quấy rối tình dục là hành vi vi phạm pháp luật, những người có hành vi quấy rối tình dục thì sẽ bị xử phạt ít nhất là 5.000.000 đồng và nếu nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm thì nhiều nhưng những người bị xử lý thì chưa bởi tâm lý e ngại xấu hổ của nạn nhân và việc thu thập chứng cứ để chứng minh có hành vi vi phạm pháp luật là rất khó khăn, đặc biệt là những hành vi không để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân.
(LSVN) - Từ năm 2012, lần đầu tiên cụm từ “quấy rối tình dục” được đưa vào Bộ luật Lao động với quy định nghiêm cấm quấy rối tình dục nơi làm việc. Đến năm 2019, Bộ luật Lao động sửa đổi (được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) tiến xa hơn một bước khi có quy định “thế nào là quấy rối tình dục”. Đặc biệt, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động đã quy định rõ về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021.
(LSVN) - Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP vừa ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội... mức xử phạt với hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục đã được tăng mạnh.
(LSVN) - Những hành vi nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, cử chỉ ngón tay mang tính gợi ý tình dục xảy ra tại nơi làm việc, trên phương tiện đi làm mà không được phía còn lại đồng thuận được xem là hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc.
(LSVN) - Đây là một trong những ý kiến của đại biểu tại chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV sáng 24/10 về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).