(LSVN) - Trẻ em là đối tượng được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, gia đình có liên quan đến trẻ em thì quyền lợi của trẻ em được quan tâm hàng đầu, là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách pháp luật đối với trẻ em. Giáo dục, giúp đỡ trẻ em trong trường hợp vi phạm pháp luật hình sự nhằm mục đích sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước được thể hiện thông qua Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong hoạt động hành nghề, Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó trẻ em là đối tượng khách hàng cần nhận được sự quan tâm trợ giúp pháp lý nhiều nhất từ hoạt động hành nghề Luật sư.
(LSVN) - Để bảo vệ các quyền trẻ em theo nội dung của Công ước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý khác nhau, trong đó có các quy định của pháp luật hình sự quy định về các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em trong Bộ luật Hình sự của nước ta. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” trên thực tế.
(LSVN) - Vừa qua, Công an huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra, làm việc với người liên quan trong vụ một bé gái (10 tuổi, trú thôn Nam Mới, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) bị trói treo lên trần nhà, bên cạnh là người đàn ông (được xác định là cha của cháu) dùng roi đánh đập như clip đăng tải trên mạng xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi này của người cha có dấu hiệu phạm tội gì?