Vụ lái xe có tiền sử động kinh gây tai nạn liên hoàn: Ai chịu trách nhiệm?
Vụ lái xe có tiền sử động kinh gây tai nạn liên hoàn: Ai chịu trách nhiệm?

(LSVN) - Luật sư cho biết, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra sẽ yêu cầu gia đình cung cấp hồ sơ bệnh án, đơn thuốc và quá trình điều trị tâm thần của tài xế. Đồng thời, điều tra làm rõ trình tự thủ tục cấp Giấy phép lái xe của đơn vị đã cấp bằng lái xe cho người này có đúng quy định hay không. Nếu có căn cứ cho thấy có hành vi cấp Giấy phép lái xe cho người tâm thần dẫn đến hậu quả người này tham gia giao thông và gây tai nạn chết người thì Cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự về tội "Giả mạo trong công tác" quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 360, Bộ luật Hình sự năm 2015, hoặc tội danh khác có liên quan đến thủ tục cấp Giấy phép lái xe. Nếu tại thời điểm thi sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cho người điều khiển xe Santafe mà người này không bị tâm thần hoặc đã điều trị ổn định, kết quả khám sức khỏe đủ điều kiện để lái xe mà sau khi được cấp Giấy phép lái xe mới bị bệnh hoặc mới tái phát, thì cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm của đơn vị cấp Giấy phép lái xe.

Trách nhiệm bồi thường trong vụ tai nạn liên hoàn tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trách nhiệm bồi thường trong vụ tai nạn liên hoàn tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(LSVN) - Theo Luật sư, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường thiệt hại về tài sản bị xâm phạm; Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm; Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại… Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở.