(LSVN) - Thực tế có vụ việc cho thấy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực do vi phạm điều kiện tách thửa. Tuy nhiên, bên nhận chuyển nhượng đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ hoặc đã trả hết tiền cho bên chuyển nhượng và đã xây dựng nhà ở trên đất nhận chuyển nhượng mà không bị chính quyền địa phương xử lý. Vậy, trong những trường hợp này Tòa án có công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
(LSVN) - Hợp đồng công chứng được hiểu là giao dịch bằng văn bản giữa các bên được tổ chứng hành nghề chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác. Nội dung này cong được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 hợp đồng công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định Luật Công chứng năm 2014. Việc công chứng hợp đồng tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên nhưng cũng có trường hợp bắt buộc như điều khoản của hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi về sau giữa các bên khi thực hiện.
(LSVN) – Luật Kinh doanh bảo hiểm 08/2022/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/6/2022. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, trừ khoản 3 Điều 86, khoản 4 và khoản 5 Điều 94, Điều 95, khoản 3 và khoản 4 Điều 99, các điều 109, 110, 111, 112, 113, 114 và 116 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2028. Trong đó, Điều 25 Luật này quy định rõ về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.
(LSVN) - Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng đặt cọc phát sinh trường hợp các bên đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng tại thời điểm đặt cọc, thửa đất đó đang có tranh chấp, thậm chí chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này, hợp đồng đặt cọc vô hiệu hay vẫn có hiệu lực pháp luật? Thực tiễn xét xử hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây là một vụ án đã được các Tòa án xét xử.
(LSVN) - Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không giải thích các điều kiện, điều khoản của bảo hiểm cho người mua bảo hiểm có bị xử phạt không và trong trường hợp khách hàng không nhận đủ thông tin tư vấn thì hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ hay không? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?
(LSVN) - Trước đây, tôi được một nhân viên của Công ty bảo hiểm M. tư vấn, nếu mua bảo hiểm của họ và đóng tiền bảo hiểm mỗi năm khoảng 700 triệu đồng thì sau 10 năm sẽ rút ra được cả gốc lẫn lãi khoảng 10 tỉ đồng. Do tin tưởng vào lời tư vấn này nên tôi đã đồng ý ký kết hợp đồng bảo hiểm mua gói bảo hiểm với phí bảo hiểm mỗi năm là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, gần đây khi gặp sự cố cần đến bảo hiểm, tôi có liên hệ trực tiếp với bảo hiểm thì được thông tin rằng hợp đồng bảo hiểm tôi ký lên đến là 74 năm chứ không phải 10 năm. Đồng thời, số tiền tôi nhận lại sau khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm là thấp hơn rất nhiều so với con số 10 tỉ đồng mà trước đây tôi đã được tư vấn. Vậy, trong trường hợp này, tôi cần làm gì để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hợp lý nhất. Bạn đọc N.L. hỏi.
(LSVN) - Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
(LSVN) - Trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Vậy giao dịch thế chấp đó có bị vô hiệu không?
(LSVN) - Ông A. chuyển nhượng đất cho ông B. với giá 02 tỉ đồng, ông B. đã trả được cho ông A. là 500 triệu đồng nhưng sau đó hai bên xảy ra tranh chấp, ông B. yêu cầu tuyên bố hợp đồng giữa ông với ông A. vô hiệu. Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A. và ông B. vô hiệu và các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy, trong trường hợp này ông A. có phải chịu án phí của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B. không?
(LSVN) - Lập di chúc thể hiện ý chí của một người đối với tài sản mình trao cho người khác trước khi chết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp di chúc bị vô hiệu dẫn tới ý chí của người chết đối với tài sản của mình không được thực hiện. Vậy, các trường hợp nào di chúc bị vô hiệu?
(LSVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành Công văn số 1767/LĐTBXH-BHXH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Việt Nam về tình trạng người lao động (NLĐ) mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH.
(LSVN) - Hợp đồng lao động với tư cách là hình thái pháp lý của quan hệ trao đổi hàng hóa sức lao động vì thế mà hợp đồng lao động là nội dung giữ vai trò trung tâm trong Bộ luật Lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Song, không phải tất cả các hợp đồng lao động được thiết lập luôn có hiệu lực pháp luật vì vậy để hợp đồng có giá trị pháp lý thì buộc các chủ thể ký kết phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về việc giao kết hợp đồng lao động. Vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu luôn được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan Nhà nước về lao động mà còn gắn liền với quyền lợi của các chủ thể trong hợp đồng lao động nói riêng và sự ổn định của xã hội và nền kinh tế nói chung. Do tính chất đặc thù của quan hệ hợp đồng lao động mà việc vô hiệu hợp đồng lao động thường dẫn đến những khó khăn trong giải quyết hậu quả pháp lý. Thực tiễn hiện nay vấn đề xác định hợp đồng lao động vô hiệu và đặc biệt là xử lý hợp đồng lao động vô hiệu vẫn còn nhiều bất cập.