Số phận pháp lý của Trịnh Xuân Thanh sau đó như thế nào thì chúng ta đã rõ, còn trường hợp của ông Bí thư thì hẳn còn phải chờ xem. Tuy nhiên, trong các động thái của báo chí gần đây đã đưa nhiều thông tin về việc giao đất "vô tội vạ" ở Bình Dương và thông tin chính thức từ Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết ông này đã mắc những sai phạm "đảng viên không được làm" từ những năm trước khi ông còn giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh.
Đáng chú ý, trước khi có kết quả bầu cử chính thức, ông đã tuyên bố rút khỏi cương vị đại biểu Quốc hội do "lý do sức khỏe". Người ta nghĩ ông "nêu gương" nhưng không phải mà những gì xảy ra sau đó cho thấy không phải là như vậy.
Sự kiện pháp lý khác, cũng trở thành tâm điểm chú ý là việc hai cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa bị khởi tố, bắt giam vì những hành vi vi phạm pháp luật khi còn đương chức, đương quyền. Về việc này, ông Phạm Văn Chi, 75 tuổi, nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa đã cho báo giới biết là mình không bất ngờ, ông đã nhiều lần góp ý với các vị kế nhiệm này về việc giao đất "như cho" nhưng các vị đó không nghe. Điều cốt yếu bây giờ, theo ông, cần ổn định tình hình và phải làm sao để thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Mong muốn này của ông cũng chính là thể hiện của Chỉ thị Ban bí thư mới đây về việc thu hồi tài sản ở các vụ án kinh tế, tham nhũng với các biện pháp quyết liệt và cụ thể.
Đang có một cuộc vận động rất lớn trong đảng viên, cán bộ là thực sự học và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Điều này phải thực chất thấm nhuần trong tâm thức và hành động, nhất quán trong lời nói và việc làm, đặc biệt là phải mẫu mực, nêu gương, càng giữ chức vụ cao càng phải giữ gìn phẩm chất. Những gì đã xảy ra với các cán bộ lãnh đạo đã "nhúng chàm" cho thấy họ chỉ vì mục đích "vinh thân, phì gia" chứ không phải vì dân, vì nước, trái ngược với những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm niệm và dạy bảo, tất yếu kết cục "thân bại, danh liệt" sẽ đến với những người như thế!
NHỊ NGỌC
Một số vấn đề về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm