Cụ thể, Điều 2 Nghị quyết số 206/2025/QH15 quy định về tiêu chí xác định khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật như sau:
Khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật được xác định theo một trong các tiêu chí sau đây mà gây kìm hãm, ách tắc, cản trở phát triển kinh tế - xã hội:
- Quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật hoặc giữa các văn bản quy phạm pháp luật;
- Quy định của văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau, không hợp lý, không khả thi, gây khó khăn trong áp dụng, thực hiện pháp luật;
- Quy dịnh của văn bản quy phạm pháp luật tạo gánh nặng chi phí tuân thủ; chưa có quy dịnh hoặc có quy định của văn bản quy phạm pháp luật nhưng hạn chế việc đổi mới sáng tạo, phát triển động lực tăng trưởng mới, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ngoài ra, nguyên tắc xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật gồm:
- Thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
- Bảo đảm công khai, minh bạch; kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
- Xử lý nhanh chóng, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm các vấn đề cấp bách của thực tiễn, đưa pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh.
- Không trái với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; không tăng trách nhiệm bất hợp lý cho người dân, doanh nghiệp.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng thế nào?
Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
6. Việc áp dụng pháp luật khác với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này do Quốc hội quy định.
Như vậy, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, văn bản quy phạm pháp luật bị tạm ngưng hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định tạm ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành toàn bộ hoặc một phần thì tạm ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền.