Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự
Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - "Gây rối trật tự công cộng" là hành vi cố ý gây mất ổn định, tổ chức, kỷ luật nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, có thể gây thiệt hại trật tự công cộng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Phân biệt tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' với tội 'Lạm quyền trong khi thi hành công vụ'
Phân biệt tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' với tội 'Lạm quyền trong khi thi hành công vụ'

(LSVN) - Theo Điều 356 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Còn Điều 357 BLHS năm 2015 quy định, tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Vụ việc nhóm vệ sĩ phân luồng giao thông cho đoàn xe đám cưới: Xử lý thế nào?
Vụ việc nhóm vệ sĩ phân luồng giao thông cho đoàn xe đám cưới: Xử lý thế nào?

(LSVN) - Theo Luật sư, mặc dù chỉ là người làm thuê, thực hiện công việc theo sự phân công, chỉ đạo của Công ty nhưng các vệ sĩ vẫn buộc phải biết hành vi của mình là trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Do đó, các vệ sĩ trực tiếp thực hiện hành vi vẫn phải chịu các trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, những người lãnh đạo, quản lý, điều hành của Công ty vệ sĩ, người thuê dịch vụ của Công ty vệ sĩ và những người có liên quan khác cũng có thể tham gia với vai trò đồng phạm (nếu họ có các hành vi chỉ đạo, phân công, giúp sức hoặc thuê Công ty vệ sĩ thực hiện các hành vi trái pháp luật nêu trên).

Khó khăn khi định tội danh, định khung hình phạt theo quy định tại Điều 174, 175 Bộ luật Hình sự
Khó khăn khi định tội danh, định khung hình phạt theo quy định tại Điều 174, 175 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm trái chiều trong việc định tội danh, định khung hình phạt do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Phạm vi bài viết, tác giả phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa hai tội danh này và nêu tình huống pháp lý còn gặp khó khăn, vướng mắc trong nhận thức áp dụng pháp luật.

Tội 'Vi phạm quy định về cạnh tranh'
Tội 'Vi phạm quy định về cạnh tranh'

(LSVN) - Tội "Vi phạm quy định về cạnh tranh" là tội phạm được quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Chương XVIII, Mục 3 - Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế). Theo quy định của điều luật, vi phạm quy định về cạnh tranh là hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Luật sư trong thời đại chuyển đổi số: Thách thức và hy vọng
Luật sư trong thời đại chuyển đổi số: Thách thức và hy vọng

(LSVN) - Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10/2024 không chỉ là dịp để giới Luật sư nhìn lại những đóng góp trong quá khứ mà còn để suy ngẫm về tương lai. Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển không ngừng của xã hội, nghề luật sư đang đối mặt với những thách thức và cơ hội lớn.

Một số lưu ý về đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Một số lưu ý về đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

(LSVN) - Mới đây, đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 đang gây ra nhiều lo ngại và phản ứng trái chiều từ phụ huynh và học sinh. Sự không ổn định trong chính sách giáo dục có thể tạo ra cảm giác lo lắng, ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của học sinh và kế hoạch của phụ huynh.

Hết thời hiệu chia thừa kế, thì trường hợp này di sản giải quyết ra sao?
Hết thời hiệu chia thừa kế, thì trường hợp này di sản giải quyết ra sao?

(LSVN) - Trong các văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đều có quy định về thời hiệu thừa kế, phương thức phân chia di sản thừa kế, thời hiệu thừa kế là khoảng thời gian pháp luật quy định để những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan khởi kiện về thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, nếu hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản sẽ được xử lý theo cách thức khác.

Giáo viên mầm non được đề xuất nghỉ hưu sớm 05 năm so với quy định
Giáo viên mầm non được đề xuất nghỉ hưu sớm 05 năm so với quy định

(LSVN) - Về chế độ nghỉ hưu và kéo dài thời gian công tác đối với nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo quy định riêng giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 05 năm theo quy định về tuổi nghỉ hưu nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với hiện trạng điều kiện lao động của giáo viên mầm non.

Trách nhiệm của người làm chứng trong tố tụng
Trách nhiệm của người làm chứng trong tố tụng

(LSVN) - Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, người làm chứng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, và Tòa án làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Để đảm bảo việc này, pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho người làm chứng, bao gồm trách nhiệm tham gia tố tụng, khai báo trung thực và hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng. Bài viết này sẽ làm rõ các căn cứ pháp lý liên quan đến trách nhiệm của người làm chứng trong tố tụng theo pháp luật hiện hành.

Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'
Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'

(LSVN) - Định tội danh và định khung hình phạt là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phòng, chống tội phạm. Việc định tội hay định khung hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", Bộ luật Hình sự (BLHS) đã thể hiện rõ bằng ngôn ngữ sử dụng để cố ý phân biệt rõ dấu hiệu mục đích “nhằm chiếm đoạt tài sản” với dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ…” trong Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng do có sự sai lầm trong nhận thức, nên ở một số vụ án, cơ quan chức năng đã vận dụng sai các tình tiết này, dẫn đến nguy cơ thực tế về sự bất lợi cho người phạm tội. Bài viết này chúng tôi dẫn chứng qua một số vụ án thực tiễn (tên các văn bản liên quan và tên của bị can, bị cáo đã được mã hoá để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội) nhằm thể hiện rõ thực trạng của vấn đề trên và nhấn mạnh tính cần thiết của việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Từ vụ án tranh chấp nhãn hiệu Mekong và nhãn hiệu Mekong foods: Nhìn lại vấn đề xung đột quyền giữa tên thương mại và nhãn hiệu
Từ vụ án tranh chấp nhãn hiệu Mekong và nhãn hiệu Mekong foods: Nhìn lại vấn đề xung đột quyền giữa tên thương mại và nhãn hiệu

(LSVN) - Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành thì nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp; trong đó nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT hiện hành); còn tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT hiện hành). Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật SHTT hiện hành thì chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Chính vì thế, tranh chấp giữa tên thương mại và nhãn hiệu rất dễ xảy ra bởi lẽ chúng đều là là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, và đều là các chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích hướng dẫn thương mại cho hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Vậy, một khi có tranh chấp xảy ra thì quan điểm của các cơ quan giải quyết tranh chấp, các cơ quan hữu quan là như thế nào. Và đôi khi quan điểm của các cơ quan đối với sự xung đột quyền giữa tên thương mại và nhãn hiệu cũng có sự khác nhau.

Thông tin trong hồ sơ địa chính từ 01/8/2024
Thông tin trong hồ sơ địa chính từ 01/8/2024

(LSVN) - Ngày 31/7/2024, Bộ TN&MT ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong đó, có nêu rõ về các thông tin trong hồ sơ địa chính.

Thế chấp nhà ở, dự án xây dựng nhà ở được quy định ra sao?
Thế chấp nhà ở, dự án xây dựng nhà ở được quy định ra sao?

(LSVN) - Theo quy định tại Điều 181 Luật Nhà ở năm 2023 thì chủ sở hữu nhà ở là tổ chức được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 181 Luật Nhà ở. Trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai thì thực hiện theo quy định tại Điều 183 Luật nhà ở.

Khi nào người tố cáo hành vi tiêu cực được pháp luật bảo vệ?
Khi nào người tố cáo hành vi tiêu cực được pháp luật bảo vệ?

(LSVN) - Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo là cần thiết, vừa đảm bảo quyền tố cáo, vừa khuyến khích được công dân tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống, đây là các biện pháp cần thiết được quy định khá đầy đủ và chặt chẽ trong nhiều điều luật tại Luật Tố cáo, đặc biệt là tại Chương VI dành hẳn một chương quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Thu nhập từ kiều hối có tính thuế TNCN không?
Thu nhập từ kiều hối có tính thuế TNCN không?

(LSVN) - Kiều hối là một thuật ngữ khá mới trong các giao dịch và kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì lại rất quen thuộc với người dân, đặc biệt là những người cư trú hay làm việc ở nước ngoài gửi tiền về cho nhân thân tại Việt Nam. Vậy, kiều hối là gì? Thu nhập từ kiều hối có bị tính thuế TNCN?

Chồng không được yêu cầu ly hôn dù vợ sinh con với người khác trong giai đoạn mới sinh: Có hợp lý?
Chồng không được yêu cầu ly hôn dù vợ sinh con với người khác trong giai đoạn mới sinh: Có hợp lý?

(LSVN) - Quy định tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên quy định này cũng có phần hợp lý dựa trên nguyên tắc nhân đạo, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, khi vận dụng thì các Thẩm phán cũng cần xem xét đánh giá tình huống mang thai, căn cứ cho thấy người phụ nữ mang thai với người khác và nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì cũng có thể động viên các bên thuận tình ly hôn để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh bạo lực gia đình tiếp tục xảy ra.

Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

(LSVN) - Cùng với tội phạm, hình phạt, thì trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, trọng tâm của khoa học hình sự. Bởi, khi giải quyết bất cứ vụ án hình sự nào cũng xoay quanh vấn đề xác định chính xác về trách nhiệm hình sự, khi đã xác định tội phạm, quyết định hình phạt hoặc không có tội phạm, qua đó bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, đúng tội, đúng pháp luật.

Án lệ là gì?
Án lệ là gì?

(LSVN) - Bài viết tìm hiểu những định nghĩa khác nhau về án lệ và so sánh với định nghĩa về án lệ của Việt Nam.