(LSO) - Khoa học phát triển, phương pháp sinh con theo khoa học ra đời đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh và những người phụ nữ độc thân có thể có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề pháp lý trong đó việc xác định cha, mẹ, con là đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan mật thiết đến các quan hệ nhân thân, tài sản phức tạp.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản
Theo khoản 21, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (HN&GĐ): “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
1.2. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhấtlà kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Ngàynay, thụ tinh nhân tạo đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâmnhiều nhất xoay quanh lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Thụ tinh nhân tạo được biếtđến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được áp dụng phổ biến trongđiều trị vô sinh hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội làm cha, làm mẹ cho nhiều cặpvợ chồng. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để tạo điều kiện cho quá trìnhthụ thai được diễn ra thuận lợi nhất tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dướigóc độ y học, thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của chồnghoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh conđể tạo phôi. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thụ tinh nhân tạo hay còn gọilà bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một trong những biện pháp hỗ trợ sinhsản hiệu quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của rất nhiều cặp vợ chồng vôsinh hiếm muộn.
Thứhai, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùngtrong ống nghiệm để tạo thành phôi. Haynói cách khác, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng vàtinh trùng được thụ tinh bên ngoài cổ tử cung của người phụ nữ. Đây là phươngpháp điều trị hiếm muộn trong các trường hợp: Tắc nghẽn ống dẫn trứng; lạc nộimạc tử cung; tinh trùng ít, yếu, dị dạng; xin trứng;…Đây cũng là biện pháp đượcnhiều cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân tìm đến và mang lại hiệu quả tươngđối cao. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, tỷ lệ mang thai của người được thụtinh trong ống nghiệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây.
2. Pháp luật hiện hành về việcxác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
2.1. Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”
Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Từ quy định trên ta có thể lý giải, trường hợp vợchồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn đến người vợ có thai trong thời kỳhôn nhân thì đứa trẻ sinh ra là con chung vợ chồng. Quan hệ mẹ - con được mặcnhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ, còn quan hệ cha con được xác lập thông quasự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với việc sinh con bằngkỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hônnhan. Vì thế, quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ cụ thể: Trong trườnghợp đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹthuật hỗ trợ sinh sản lại trước thời kỳ hôn nhân thì không được áp dụng. Tươngtự, quy định: Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhậnlà con chung, cũng không được áp dụng.
Ngoài ra, trongtrường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hôn nhân của vợ chồng bịchấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hônnhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đốivới trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc mang thai khônghoàn toàn chịu sự cho phối của tự nhiên mà còn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồngtrong cặp vợ chồng vô sinh, vào điều kiện thích hợp theo sự chỉ định của sở ytế.
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự thamgia của bên thứ ba là bên cho trứng. cho tinh trùng, cho phôi. Thực tế, bên thứba là cha mẹ sinh học của đứa trẻ sinh ra. Điều này làm ảnh hưởng để quan niệmtruyền thống về xác định cha, mẹ, con. Vì vậy mà pháp luật đã quy định giữa conđược sinh ra và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi không tồn tại bất cứquyền và nghĩa vụ nào, con sinh ra không được hưởng quyền yêu cầu thừa kế,quyền được nuôi dưỡng với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
2.2. Đối với phụ nữ độc thân
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP: “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của chính họ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.
Theođó, người phụ nữ độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Pháp luật hiện nayngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người kháccòn cho phép họ được nhận phôi trong trường hơp họ không có noãn hoặc noãnkhông bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thânđược phép nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật, bởi khingười phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do không có noãn hay noãnkhông đảm bảo chất lượng để thụ thai, do đó dù có nhận tinh trùng của người khácthì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận phôi để đượcsinh con.
Việcsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ vàcon giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra:quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là: “Việccho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danhgiữa người cho và người nhận” (Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).
2.3 Đối với trường hợp mang thai hộ
Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.
Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thờiđiểm đứa trẻ được sinh ra. Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứatrẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được coi làcha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao”quyền làm cha mẹ đối với đứa trẻ.
Trong trường hợp mang thai hộ, người mang hộ và nuôidưỡng phôi, đứa trẻ được người mang thai hộ “mang nặng đẻ đau” nhưng giữa đứatrẻ và người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Phôimà người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Phôi màngười mang thai hộ là do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồngnhờ mang thai hộ nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ sinh ra cùng huyết thống vớicặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, đồng thời pháp luật cũng không quy định về mốiquan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ. Quy định này không chỉ nhằm đảm bảomục đích của mang thai hộ mà còn giúp ổn định mối quan hệ cha mẹ - con tránhviệc xảy ra tranh chấp.
3. Đánh giá việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo Luật HN&GĐ.
3.1. Những điểm tích cực
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Quy định này nhằm đảm bảo mọi quyền lợi cho cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân và đặc biệt là đứa trẻ. Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con.
Thứ hai, khoản 2 Điều 93, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “ Trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hơp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật, bởi khi người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do không có noãn hay noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai, do đó dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận phôi để được sinh con.
Thứ ba, kheo khoản 3, Điều 93, Luật HN&GĐ năm 2004 còn quy định: "Việc sinh con kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ, con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”. Lý do mà pháp luật quy định như vậy xuất phát từ việc chính cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân là người đ lại sự sống cho đứa trẻ và họ cũng là người mong muốn có đứa trẻ chứ không phải là người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Quy định trên cũng nhằm tránh những tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con của các chủ thể liên quan, là cơ sở đảm bảo ổn định mối quan hệ cha, mẹ, con, giúp cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân yên tâm nuôi dạy đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất.
Thứ tư, việc phổ biến sinh con theo phương pháp khoa học sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng “mang thai hộ, đẻ thuê” đang diễn ra rất phổ biến và là một trong những vấn đề nóng hổi, đáng bàn luận hiện nay. Một tình trạng đang bị xã hội ra sức phản đối bởi tính vô đạo, vi phạm đạo đức nghiêm trọng của nó. Ngoài một số ưu điểm của việc sinh sản theo phương pháp khoa học mà đã nêu ở trên thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta phải ngày một phổ biến,lan rộng trong toàn dân phương pháp sinh sản theo phương pháp khoa học.
Thứ năm, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện tính nhân bản cao đẹp, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc. Việc sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và y học, nó đã tạo ra cơ hội cho những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, góp phần thực hiện được cái niềm mong mỏi tha thiết của họ đã lâu. Nó đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ, đảm bảo cho những người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ, chức năng sinh đẻ. Các phương pháp sinh con heo phương pháp khoa học sẽ góp phần giải quyết được phần nào tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, chiến tranh,… Nó không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan mật thiết tới nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lý, tâm lý tình cảm,…
Thứ sáu, khi các cặp vợ chồng thựchiện việc sinh con theo đúng quy định pháp luật thì quyền lợi pháp lý của họ đượcpháp luật đảm bảo và bảo vệ bởi quyền lực của mình. Việc này giúp các cặp vợ chồngvô sinh, hiếm muộn cảm thấy yên tâm trong vấn đề sinh con, thực hiện quyền làmcha, làm mẹ của mình như bao cặp vợ chồng bình thường khác.
3.2. Một số điểm hạn chế
Thứ nhất, làvề đối tượng áp dụng phương pháp sinh con khoa học:
Theo tôi, việc xác định đối tượng là cặp vợ chồng vô sinh mà không quy định rõ là cặp vợ chồng hợp pháp theo luật hôn nhân gia đình thì chưa đủ. Nếu chỉ quy định chung chung là “cặp vợ chồng vô sinh” thì những đôi nam nữ chung sống như vợ chồng bị vô sinh cũng được quyền thực hiện phương pháp này.
Ngoàira, nên bổ sung thêm đối tượng được áp dụng phương pháp sinh con khoa học. Xin đưa ra 2 trường hợp có thể được áp dụng phương phápsinh con khoa học sau: Thứ nhất, cặp vợ chồng sau khi kết hôn không có điềukiện được sống chung với nhau nhưng họ vẫn mong muốn có con ( người chồng côngtác xa nhà lâu năm, người chồng phải chấp hành án phạt tù,v..v). Thứ hai,trường hợp khi kết hôn người chồng mắc bệnh nặng không thể giao hợp nhưng khôngphải cặp vợ chồng vô sinh. Nếu như có được sự đồng thuận cao giữa hai vợ chồngvà điều kiện sức khỏe của người mẹ đảm bảo thì có nên cho phép những cặp vợchồng này áp dụng phương pháp sinh con khoa học?
Khiđó việc xác định cha, mẹ, con trở nên hết sức đơn giản, căn cứ vào nguyên tắcsuy đoán mà có thể xác định đứa con là con chung của cặp vợ chồng.
Thứ hai , làvấn đề quyền lợi của đứa con được sinh ra theo phương pháp khoa học:
Theo quy định của nghị định 12 thì “việc cho, nhận tinh trùng, phôi phải thực hiện theo nguyên tắc bí mật” (khoản 4 Điều 4), người cho, nhận “không được phép tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh” của nhau ( khoản 4 Điều 7, khoản 3 Điều 8). Điều đó có xâm phạm đến quyền được biết đến nguồn gốc của mình của đứa trẻ? Thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ sinh ra theo phương pháp khoa học khi đến tuổi trưởng thành mong muốn được biết về xuất xứ của mình. Ngoài ra, trong trường hợp đứa con mắc một số bệnh mà cần đến người có cùng huyết thống mới chữa được thì việc đứa con không biết được thông tin về cha của mình là một thiệt thòi rất lớn.
Khoản2 Điều 20 đã quy định đứa trẻ “không đượcquyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng,trứng, cho noãn, cho phôi”. Vì thế có nên chăng cho phép đứa trẻ được quyềnxác nhận nguồn gốc của mình thông qua hệ thống tư liệu điện tử mở như một sốnước trên thế giới đã thực hiện? Điều này không làm ảnh hưởng gì đến việc xácđịnh cha, mẹ, con bởi theo quy định người cho tinh trùng, noãn, phôi không cóbất kì mối liên hệ pháp lí nào với đứa trẻ. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật ViệtNam chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. Hơn nữa điều nàycòn có thể giảm trường hợp người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng có cùngdòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời.
Thứ ba, là đối với việc áp dụng nguyên tắc suy đoán tại khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ 2014: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” có thể dẫn đến trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sau khi đồng ý sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã tiến hành ly hôn nhưng vẫn thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc sinh con trong trường hợp này tùy thuộc vào quá trình thực hiện với người vợ cũng như chỉ định của cơ sở y tế, vì thế việc sinh con có thể kéo dài quá 300 ngày. Khi đó, đứa trẻ sinh ra mặc dù là con chung của cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng không được xác định là con của người chồng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là đứa trẻ.
Bên cạnhđó, pháp luật cũng chưa quy định trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinhsản trong trường hợp người chồng hoặc người vợ đã chết. Đây là trường hợp đã xảyra trong thực tế. Mặc dù việc này tạo cơ hội cho những người đã chết vẫn đượcsinh con nhưng nó cũng dẫn đến những khó khăn trong việc xác định cha, mẹ, convà ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ như quyền hưởng di chúc.
Thứ tư, về vấn đề hạn chế ly hôn khi haivợ chồng đang tiến hành áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản
Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”, quy định này áp dụng cho trường hợp sinh con bình thường, còn trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì chưa có quy định cụ thể, dẫn đến sự lúng túng khi áp dụng, thiết nghĩ việc bổ sung là cần thiết. Bởi lẽ, sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ và người con tương lai.
Trongtrường hợp, cặp vợ chồng vô sinh đã sử dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗtrợ sinh sản nhưng thất bại và nhờ mang thai hộ thì người chồng của người mangthai hộ, người chồng của người nhờ mang thai có bị hạn chế quyền yêu cầu ly hônkhông? Đối với người chồng của người mang thai hộ thì nên quy định bị hạn chếquyền yêu cầu ly hôn. Vì khi người vợ của mình nhận mang thai hộ thì ngườichồng đã đồng ý, điều này cũng có thể hiểu là người chồng sẽ có các nghĩa vụ chăm sóc nhất định đối với người vợcủa mình, cho dù không phải là con của hai vợ chồng, đồng nghĩa là người chồngsẽ có thể bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Còn với người chồng của người nhờmang thai hộ thì chỉ nên hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi đứa trẻ được sinh ravà còn sống. Khi đó, sẽ thuộc trường hợp được được quy định trên “sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 thángtuổi”.
Trườnghợp người chồng muốn ly hôn khi phôi chưa được đưa vào tử cung của người vợ:Nếu quyết định ly hôn xuất phát từ ý chí của hai bên vợ chồng thì nên chăng cóquyết định hủy bỏ yêu cầu áp dụng việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.Còn trong trường hợp người chồng mất tích thì vẫn có thể tiếp tục thực hiệnviệc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì đã có sự đồng ý trước đó củangười chồng.
Thứ năm,trongtrường hợp mang thai hộ, mặc dù đứa trẻ mang huyết thống của cặp vợ chồng nhờmang thai hộ và hoàn toàn không mang gen của người mang thai hộ, tuy nhiên, vềmặt tình cảm, người mang thai hộ vẫn dễ dàng nảy sinh gắn kết với đứa trẻ khimang thai. Điều này dẫn đến trường hợp người mang thai hộ không muốn giao concho vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Trong trường hợp người mang thai hộcố tình không muốn trả con, có thể xảy ra việc người mang thai hộ có thể đượccoi là mẹ đứa bé đó nếu căn cứ vào giấy chứng sinh mà cơ sở ý tế nơi đứa trẻsinh ra cấp cho. Vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này rất phức tạp,nhất là khi không có thỏa thuận rõ ràng.
Thứsáu, trong trườnghợp xác định cha mẹ con cần quy định rõ sau khi đứa trẻ được sinh ra nếu ngườicha, mẹ không muốn thừa nhận con thì cũng không được yêu cầu xác định lại. Bởivì họ là người yêu cầu thực hiện việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản,quan hệ cha, mẹ và con là tất yếu, không thể phủ nhận. Điều này khác với trườnghợp sinh con tự nhiên vì người chồng có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ chacon khi không tin tưởng đứa con là con ruột của mình. Tuy nhiên, trong nhữngtrường hợp đặc biệt nếu cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân nghi ngờ cơ sở y tếvà có thể có sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thìnên chăng cho phép họ được quyền yêu cầu xem xét lại.
Thứ bảy, pháp luật cấm hành vi mang thai hộ vì mụcđích thương mại. Tuy nhiên chưa có quy định nào về vấn đề giải quyết trong trườnghợp xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mạixảy ra tranh chấp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của đứa trẻ.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, pháp luật cần có nhữnghướng dẫn cụ thể đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh áp dụng biện pháp hỗtrợ sinh sản thì phải là vợ chồng hợppháp. Điều này giúp cho cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định tráchnhiệm của vợ chồng đối với toàn bộ quá trình thực hiện việc sinh con theophương pháp khoa học. Khi có đơn đề nghị, cặp vợ chồng vô sinh phải suất trìnhđược giấy chứng nhận kết hôn. Quy định này nhằm đảm bảo sự ràng buộc về pháp lýquyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cũng như việc sinh con theo phương pháp khoa học.Đồng thời quy định đó cũng hạn chế được tình trạng lợi dụng việc sinh con theophương pháp khoa học để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, pháp luật cần sửa đổivà quy định cụ thể về trường hợp xác định cha, mẹ, con đối với con sinh ra bằngkỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau khi thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh chấmdứt. Việc quy định thời gian mang thai tối đa cần được sửa đổi phù hợp cho từngđối tượng đối với từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra cần bổ sung quy định về việcxác định cha mẹ cho con trong trường hợp người vợ sinh con bằng cách thụ tinhtrong ống nghiệm từ việc kết hợp giữa tinh trùng của người chồng đã mất và noãncủa người vợ.
Thứ ba, cần bổ sung các trườnghợp được phép thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cụ thể:
Cho phép thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinhsản đối với trường hợp chồng bị bất lực về sinh lý hoặc họ không phải là cặp vợchồng vô sinh nhưng người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam, bị nhiễm HIV,…Trong các trường hợp này, nếu thực hiện sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sảncó thể hạn chế việc lây truyền các bệnh nguy hiểm cho đứa trẻ được sinh ra.
Chophép thực hiện việc mang thai hộ đối với những cặp vợ chồng không vô sinh nhưngngười vợ không có đủ sức khỏe để đảm bảo việc mang thai và sinh con, phổ biến làbệnh tim. Với trường hợp này đồng thời sẽ quy định thêm điều kiện về giấy khámsức khỏe, chỉ định của cơ sở y tế,… để tránh tình trạng lợi dụng pháp luật đểthực hiện mang thai hộ bừa bãi.
Thứ tư, cần bổ sung quy địnhvề các biện pháp xử lý cũng như giải quyết tranh chấp trong vấn đề xác địnhcha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Thứ năm, bổ sung quy định kếthôn giữa những người ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bởi việc cho nhạn trứng,tinh trùng, phôi được tuân thủ theo nguyên tắc bí mật, cha, mẹ pháp lý và cha,mẹ sinh học của đứa trẻ được sinh ra là khác nhau nên có thể dẫn đến trường hợpđứa trẻ được sinh ra khác nhau dẫn đến trường hợp đứa trẻ đó lớn lên, kết hôn vớingười có cũng huyết thống về mặt sinh học với mình, gây hậu quả xấu cho xã hội.
Thứ sáu, quy định về vấn đề xác định lại cha mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Do việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của cặp vợ chồng vô sinh. Do đó thông thường không được yêu cầu xác định lại cha, mẹ , con. Pháp luật cần bổ sung quy định cho phép tiến hành xác định lại cha mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không có sự tham gia của người thứ ba là bên cho tinh trùng, trứng, noãn nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể.
Hoàng Đình Dũng- TAQSKV 2 QK 4
[1] Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; [2] Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; [3] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình; [4] PGS. TS. Nguyễn Thị Lan, Xác định cha,mẹ, con theo Luật HNGD Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. |