LSVNO - Đến nay, Việt Nam ghi nhận 57 trường hợp mắc Covid-19, trong đó số ca liên quan đến hai bệnh nhân thứ 17 là 16 người; bệnh nhân thứ 34 là 9 người.
Theo cơ quan chức năng, hai bệnh nhân thứ 17 và 34 trong quá trình nhập cảnh cũng như khai báo y tế sau đó đã không khai báo trung thực, né tránh và khai báo "nhỏ giọt" khiến công tác phòng chống dịch Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn.
Cần xử lý nghiêm khắchành vi khai báo gian dối
Vậy, quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này như thế nào? Luật sư Phan Kế Hiền – Giám đốc Công ty luật Bảo Tín, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: Tại Hội nghị trực tuyến của Bộ Công an về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu công an toàn quốc phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp không khai báo, khai báo gian dối và không chấp hành cách ly y tế.
Đặc biệt, trong cuộc họp ngày 08/3, Ban Chỉ đạo Quốc giaphòng chống dịch Covid-19 cũng đã phát động toàn dân khai báo y tế để sàng lọccác trường hợp có tiền sử dịch bệnh.
Đối với người khai báo gian dối, đặc biệt cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị khởi tố theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 (nhóm A) và những quy định khác của pháp luật.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành đã có những quy định và chế tàiđối với các hành vi vi phạm nêu trên. Do đó, cần xử lý nghiêm khắc các hành vikhai báo gian dối, trốn tránh kiểm tra, cách ly y tế của những người vi phạm đểrăn đe.
Theo Luật sư Hiền, hành vi cố ý trốn tránh, khai báo gian dốihoặc chống đối để không thực hiện các biện pháp để cách ly và phòng chống dịch thìcần thiết xem xét áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộluật Hình sự năm 2015 về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chongười”.
Theo đó, các hành vi trên có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệuđồng hoặc bị phạt tù từ 01-12 năm tùy vào hậu quả từ hành vi của người đã, đangvà sẽ gây ra như hiện nay. Cụ thể:
- Nếu việc phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyềncủa Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người thì bị phạttù từ 05 năm đến 10 năm;
- Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội đẫnđến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 ngườitrở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệuđồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với hai trường hợp bệnh nhân thứ 17 và 34, theo quan điểmcá nhân của Luật sư Hiền thì khả năng bệnh nhân thứ 17 và 34 cố tình lây lan dịchbệnh Covid-19 cho người khác là rất thấp (coi như không có). Vì không một ngườibình thường nào lại chủ ý đi lây lan dịch bệnh cho chính người thân và giađình, đồng nghiệp của mình.
Bởi vậy, để xử lý bệnh nhân thứ 17 và 34 một cách đúng phápluật và phù hợp với thực tiễn thì cơ quan chức năng cần xem xét đến nhiều yếu tốđể tránh việc oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm như: tại thời điểm xảy ra hành vi củabệnh nhân 17 và 34, cơ quan có thẩm quyền đã công bố những nơi này có dịch và bắtbuộc phải khai báo y tế hay chưa? Thực tế, từ ngày 07/3 Việt Nam bắt đầu có quyđịnh mọi hành khách nhập cảnh đều phải khai báo y tế bắt buộc. Hành vi của bệnhnhân số 17 xảy ra trước khi quy định này được ban hành; còn hành vi của bệnhnhân số 34 xảy ra sau khi quy định này được ban hành. Chủ ý của bệnh nhân thứ17 và 34 này như thế nào, tại sao không khai báo trung thực? Bệnh nhân 17 và 34có nhận thức được mình có thể nhiễm bệnh nhưng cố tình trốn tránh việc khai báoy tế, kiểm tra xử lý y tế dẫn đến việc gây bệnh cho người khác hay không?.
Việc kiểm tra y tế chưađầy đủ
Theo Luật sư Nguyễn Duy Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Duy Trinh, Đoàn luật sư TP. HCM cho biết: Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội là đơn vị chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; khám, phát hiện, điều trị dự phòng và cung cấp các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Căn cứ Điều 5, Nghị định 101/2010NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về “Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu” thì tổ chức kiểm dịch y tế khi phát hiện đối tượng phải cách ly sẽ lập danh sách và báo người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu xem xét, phê duyệt. Sau khi được duyệt, người đứng đầu tổ chức y tế thông báo về việc cách ly đến và tiến hành cách ly theo quy định. Lực lượng an ninh sân bay (thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) có trách nhiệm phối hợp giám sát việc cách ly.
Căn cứ khoản 4, Điều 30, Nghị định 92/2015NĐ-CP của Chính phủvề nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định: “Phốihợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học,hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trêntàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguyhiểm”.
Như vậy, Trung tâm kiểm soát bệnh tật là cơ quan chịu tráchnhiệm chính trong việc phát hiện người và tổ chức cách ly theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế việc xác định người nhập cảnh xuất pháthoặc đi qua vùng dịch về sân bay Nội Bài chủ yếu do hành khách tự khai báo(theo tờ khai y tế của Trung tâm). Trường hợp Công an cửa khẩu sân bay kiểm trahộ chiếu nhưng không thể phát hiện người đó xuất phát từ vùng dịch hoặc đi quavùng dịch; hoặc không được tổ chức kiểm tra y tế yêu cầu phối hợp áp dụng biệnpháp cách ly thì họ không phải chịu trách nhiệm (một số quốc gia không đóng dấuxuất nhập cảnh hoặc Ý và Anh là các quốc gia được tự do đi lại).
Trường hợp nữ bệnh nhân ca bệnh thứ 17 đã lọt qua kiểm tra tạisân bay nguyên nhân chính là do sự thiếu trung thực của bệnh nhân này và việckiểm tra y tế chưa đầy đủ.
Có nên “cấm bay vĩnhviễn”?
Mới đây, Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ - JetBlue đã cấm bay vĩnhviễn đối với một hành khách nam vì sau khi máy bay hạ cánh ông ta mới cho phihành đoàn biết mình bị dương tính với SARS-CoV-2.
Đối với Việt Nam, có nên áp dụng biện pháp mạnh như cấm bayvĩnh viễn hay không? Luật sư Hiền cho biết: Việc cấm bay vĩnh viễn đối với ngườicó hành vi không khai báo trung thực hoặc trốn khai báo… thì hiện nay pháp luậtchưa có quy định cụ thể nên chưa có căn cứ để xử lý đối với hai bệnh nhân 17 và34.
Bên cạnh đó, Luật sư Hiền đưa ra quan điểm cho rằng trướctình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay thì việc “cấm bay vĩnh viễn” có thể lựachọn là một khuyến cáo cần được áp dụng để xử lý đối với những người có hành vikhông khai báo trung thực hoặc trốn khai báo.
Đồng thời, Chính phủ cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn kịp thời về việc áp dụng biện pháp, khuyến cáo này để khi xảy ra trên thực tế sẽ có hành lang pháp lý chặt chẽ, xử lý triệt để vấn đề nêu trên. Việc đưa ra khuyến cáo này góp phần cảnh báo hành khách khai báo lịch sử sức khoẻ trung thực, tránh xảy ra tình huống không mong muốn và cũng là giải pháp để nâng cao tinh thần tự giác của mỗi người, ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất việc lây lan dịch Covid-19.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng TP. Hà Nội, ngày 15/02/2020, bệnh nhân N. H. N. từ Nội Bài bay đi Anh thăm người thân. Đến ngày 18/02, sang Milan (Ý) du lịch 2 ngày, đến ngày 20/02 quay lại London (Anh). Ngày 25/02, chị N. đi tàu sang Paris (Pháp), sau đó quay trở lại Anh. Trong thời gian này, chị N. đã tiếp xúc với nhiều người và có biểu hiện ho, hắt hơi, đau mỏi, nhưng không đi thăm khám ở đâu. Đến ngày 01/3, chị N. H. N. lên máy bay trở về nước qua cửa khẩu Nội Bài. Với các biểu hiện sốt, mệt mỏi, và đã tới Bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám vào ngày 05/3, và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị, bởi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an cho biết N. có 2 hộ chiếu. Khi du lịch châu Âu, N. dùng hộ chiếu của Anh để đi lại các nước, trong đó có Italy, nơi dịch Covid-19 đang hoành hành. Khi về nước ngày 02/3, N. trình hộ chiếu Việt Nam để tránh kiểm dịch. Đối với bệnh nhân thứ 34, đến nay số người tiếp xúc gần (F1) ở Bình Thuận lên tới 203 người, còn số tiếp xúc gần với F1 là 761 người. Số ca F1 tăng lên là do bệnh nhân thứ 34 khai báo nhỏ giọt về số người từng tiếp xúc với mình. Cũng vì hành vi này, các cơ quan chức năng rất bị động, vất vả trong việc tìm ra và giám sát, cách ly những người nguy cơ cao. Lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận cho biết, vì bệnh nhân này khai báo một cách không rõ ràng và đầy đủ, công tác giám sát, xác minh của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, dẫn tới việc cách ly các trường hợp có liên quan để tránh dịch lây lan cũng bị ảnh hưởng. |
Tư Nguyễn - Thanh Hà