/ Trợ giúp pháp lý
/ Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông

06/02/2024 12:47 |

(LSVN) - Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà vi phạm quy tắc giao thông về nồng độ cồn thì người vi phạm có thể tùy thuộc vào mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu về trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể, đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm các quy tắc tham gia giao thông đường bộ khi vượt quá nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được áp dụng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:

Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:

Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:

Bên cạnh việc xử lý vi phạm về mặt hành chính, tùy thuộc vào tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi tham gia giao thông" mà trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, theo quy định tại khoản 2, Điều 260, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa nghiên cứu cho ý kiến đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: Nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cụ thể, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về Cục trước ngày 20/02/2024 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Từ đó, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở của người lái xe.

Theo lãnh Cục Quản lý khám, chữa bệnh, vừa qua đại diện Bộ Y tế đã có cuộc họp với Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến quy định nồng độ cồn với lái xe. Vấn đề này sẽ được hai bộ và các cơ quan liên quan thảo luận trong thời gian tới. 

Quan điểm của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế là ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính với người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này áp dụng ổn định đối với người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm, trước khi luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành. Cụ thể, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định nêu trên và mở rộng thêm đối tượng áp dụng là người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.

MINH NGUYÊN

Lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn của người tham gia giao thông

Nguyễn Hoàng Lâm