Ảnh minh họa.
Theo Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tài sản chung vợ chồng nếu không chia khi ly hôn thì sau khi ly hôn các bên có thể thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng có thể phân chia. Nếu có mong muốn chia một nửa quyền sử dụng đất để lại di chúc cho con gái dưới 18 tuổi thì cần thực hiện để lại di chúc công chứng tại văn phòng công chứng.
Quyền để lại di chúc quy định tại Điều 624, Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Về quyền của người lập di chúc thì theo Điều 636, Bộ luật Dân sự 205, người lập di chúc có quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Điều 610, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Ngoài ra, cũng căn cứ theo các quy định tại Điều 21, Điều 75, Điều 76, Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền để lại di chúc một nửa quyền sử dụng đất cho con gái 12 tuổi của mình.
Điều 21. Người chưa thành niên 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con 1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con. Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con 2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác. 3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. |
Bên cạnh đó, cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con nếu con đang được người khác giám hộ hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó căn cứ theo khoản 1, Điều 77, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Cụ thể, trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Theo đó, việc để lại di chúc con con chưa thành niên cần lưu ý chỉ định người quản lý tài sản vì lợi ích tốt nhất của con.
TRẦN MINH