/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Hoàn thiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Hoàn thiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

05/01/2021 18:04 |

Các nguyên tắc xử lý, hình phạt và quyết định hình phạt là những vấn đề cơ bản và quan trọng trong xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt, quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong một số trường hợp cụ thể và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP. Pleiku trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.

Quy định chung của BLHS năm 2015

Hình phạt làhậu quả pháp lý trực tiếp mà người phạm tội phải gánh chịu. Tại Điều 8 của BLHSnăm 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… mà theo quy địnhcủa Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Như vậy, tính phải bị xử lý hình sự haynói cách khác là phải chịu hình phạt là một trong những đặc điểm cơ bản để phânbiệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác [1].

Điều 31 củaBLHS quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhànước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với ngườihoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích củangười, pháp nhân thương mại đó”. Như vậy, hình phạt là chế tài nghiêm khắc nhấtmà người phạm tội có thể bị áp dụng và áp dụng hình phạt là hoạt động chỉ thuộcthẩm quyền của tòa án.

Các hình phạtđược áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định cụ thể tại Mục 4Chương XII – “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Cần lưuý rằng, khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tòa án phảibảo đảm 07 nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đượcquy định tại Điều 91 của BLHS. Trong đó có nguyên tắc “Không áp dụng hìnhphạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Như vậy, đối với người dưới18 tuổi phạm tội, tòa án chỉ được áp dụng hình phạt chính mà không được áp dụnghình phạt bổ sung [2]. Điều 98 của BLHS quy định các hình phạt chính được áp dụngđối với mỗi tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện gồm: cảnh cáo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

Cảnh cáo

Đây là hìnhphạt nhẹ nhất được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cảnh cáolà “biện pháp công khai lên án, phê phán đối với người phạm tội… được tòaán tuyên trong bản án…” [3]. Hình phạt cảnh cáo tuy không tước đi tự donhưng thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người dưới 18tuổi đã gây ra và ít nhiều tác động đến nhận thức, suy nghĩ của người bị kếtán, giúp họ nhận thức được sai lầm để sửa chữa.

Điều 34 củaBLHS quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọngvà có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Điều12 của BLHS quy định: “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệmhình sự về mọi tội phạm”, còn “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phảichịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy, hình phạt cảnh cáo chỉ đượcáp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội vì người từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêmtrọng.

Phạt tiền

Phạt tiềnlà “buộc người bị kết án phải nộp sung quỹ nhà nước khoản tiền nhất định” [4].Theo quy định tại Điều 99 của BLHS thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạtchính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu người đó cóthu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Cải tạo không giam giữ

Cải tạokhông giam giữ là “buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát củacơ quan nhà nước hoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiệnnhững nghĩa vụ nhất định” [5]. Ngoài ra cũng cần lưu ý, khác với việc áp dụnghình phạt cải cải tạo không giam giữ đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội,trong quá trình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18tuổi phạm tội, tòa án không khấu trừ thu nhập của người phạm tội, kể cả trongtrường hợp người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Thời hạn cải tạo khônggiam giữ có thể áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng được giới hạnkhông quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.

Tù có thời hạn

Tù có thời hạnlà “phạt tù có khoảng thời gian xác định” [6]. Khoản 5 Điều 91 BLHSquy định một trong những nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạmtội là “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình” nên tù có thời hạnlà biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà tòa án được áp dụng đối với người dưới18 tuổi phạm tội. Mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiđược quy định thấp hơn đáng kể so với mức phạt tù có thời hạn được áp dụng đốivới người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Cụ thể:

– Đối vớingười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy địnhhình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụngkhông quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụngkhông quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

– Đối vớingười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy địnhhình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụngkhông quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụngkhông quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy,BLHS đã quy định mức phạt tù có thời hạn tối đa mà tòa án được áp dụng đồng thờiphân hóa theo 02 độ tuổi khác nhau của người dưới 18 tuổi phạm tội chứ khôngquy định mức phạt tù có thời hạn tối thiểu. Tuy nhiên cần lưu ý, mức phạt tù cóthời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải nằmtrong mức phạt tù có thời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người phạm tộitheo quy định tại Điều 18 của BLHS là 03 tháng.

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội trong một số trường hợp cụ thể

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo Điều 54 của BLHSquy định một số trường hợp cụ thể gồm:

– Quyết địnhmột hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phảitrong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhấthai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS.

– Quyết địnhmột hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắtbuộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạmtội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đángkể.

– Trường hợpcó đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 của BLHS nhưng điềuluật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹnhất, thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hìnhphạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Đây là quy địnhthể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng và đáp ứng yêu cầu cá thể hóahình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp họ có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ.

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Đây là cácquy định mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999. Theo đó, việc áp dụng hìnhphạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt là người từ đủ 14 tuổi đếndưới 16 tuổi phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạtđược tòa án cân nhắc rất cẩn thận và phải bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 57của BLHS.

– Trường hợpngười dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội

+ Đối với ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội mà tòa án bắt buộc phải áp dụnghình phạt đối với họ thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/3 mức hình phạt đượcquy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luậtđược áp dụng.

+ Đối vớingười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội thì mức hình phạt cao nhấtkhông quá 1/2 mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vichuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

– Trường hợpngười dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt

+ Đối vớingười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt cao nhấtđược áp dụng đối với họ không quá 1/3 mức hình phạt cải tạo không giam giữ quyđịnh tại Điều 100 và không quá 1/3 mức hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều101 của BLHS.

+ Đối vớingười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt cao nhấtđược áp dụng đối với họ không quá 1/2 mức hình phạt tiền quy định tại Điều 99,không quá 1/2 mức hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Điều 100 vàkhông quá 1/2 mức hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều 101 của BLHS.

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội trong trường hợp phạm nhiều tội

Điều 103 củaBLHS quy định, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì tòaán quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy địnhtại Điều 55. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạtcao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạnthì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm đối với người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và không quá 12 năm đối với người từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

– Đối vớingười dưới 18 tuổi phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi,có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì tổng hợp hình phạt như sau:

+ Nếu mứchình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặnghơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 của BLHS.

+ Nếu mứchình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặnghơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thìhình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 của BLHS.

– Đối vớingười phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội đượcthực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì tổng hợp hình phạt như sau:

+ Nếu mứchình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặnghơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đãđủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy địnhtại khoản 1 Điều 103 của BLHS.

+ Nếu mứchình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặnghơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổithì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

Đây là trườnghợp một người dưới 18 tuổi phạm tội đang phải chấp hành một bản án mà lại bịxét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này, đặt ra yêu cầu Tòa ánphải tổng hợp, quyết định một hình phạt chung của các bản án để buộc người dưới18 tuổi phạm tội chấp hành. Trong trường hợp này, việc tổng hợp hình phạt đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện theo quy định tại các Điều 55 và 56của BLHS như đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội nhưng không được vượtquá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103. Cụ thể:

– Nếu hìnhphạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụngkhông quá 03 năm.

– Nếu hìnhphạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không đượcvượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội vàkhông được vượt quá 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạmtội.

Quyết định hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội trong trường hợp đồng phạm

Đồng phạm “làtrường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” [7].Ngoài việc bảo đảm các nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 91, việc áp dụng hìnhphạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp đồng phạm còn phải bảođảm quy định tại Điều 58 của BLHS như sau: (1) khi quyết định hình phạt đối vớinhững người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chấtvà mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm; (2) các tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉáp dụng đối với người đó.

Miễn, giảm hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội

– Miễn hìnhphạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Miễn hình phạt là “không buộcngười bị kết án phải chịu hình phạt” [8]. BLHS không có quy định riêng vềphạm vi, điều kiện miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy,việc miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện tương tựnhư đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội quy định tại Điều 59. Theo đó,người dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đãthực hiện nhưng được miễn hình phạt nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (1) có ít nhấthai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS hoặc phạm tội lầnđầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể; (2)đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

– Giảm hìnhphạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Việc giảm hình phạt đối với người dưới18 tuổi phạm tội nhằm động viên, khuyến khích họ tích cực sửa chữa sai lầm, trởthành người ích cho xã hội. Theo quy định tại Điều 105 của BLHS thì việc giảmhình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện như sau: (1) ngườidưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiếnbộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đốivới hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấphành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên; (2) người dưới 18 tuổi phạmtội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểmnghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt cònlại; (3) người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnhkinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đaugây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòaán có thể quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

Quyết định hình phạt tù nhưng cho hưởngán treo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Án treolà “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” [9]. Việc ápdụng hình phạt tù nhưng cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng án treo đượcáp dụng tương tự như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội quy định tại Điều65 của BLHS năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội bịxử phạt tù không quá 03 năm, nếu tòa án căn cứ vào nhân thân của người phạm tộivà các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt họ đi chấp hành hình phạttù thì cho họ hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05năm. Người được tòa án cho hưởng án treo phải chấp hành các nghĩa vụ trong thờigian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, nếu đã chấp hành được1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chứccó trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gianthử thách.

Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện 

BLHS hiệnhành đã bổ sung nhiều quy định mới, tiến bộ về nguyên tắc xử lý, trách nhiệmhình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như các quy định vềquyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổnghợp hình phạt, miễn chấp hành hình phạt tù còn lại… Những quy định này thể hiệnchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tăng cường chăm sóc, bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, đề cao tính phòng ngừa, hướngthiện trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội và phù hợp với Công ước Quốctế về quyền trẻ em năm 1989. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn tồn tạimột số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Tác giải xin kiến nghịmột số giải pháp cụ thể như sau:

Một là, điều chỉnh hệ thống hình phạtđược áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng thu hẹp hình phạttù có thời hạn, mở rộng các hình phạt không phải là hình phạt tù, các biện pháptư pháp và biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệmhình sự. Việc điều chỉnh này bao gồm điều chỉnh hệ thống hình phạt và điều chỉnhkhung hình phạt của từng tội phạm cụ thể.

Hai là, sửa đổi quy định việc miễntrách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi đảm bảo các điều kiệntại khoản 2 Điều 91 của BLHS là bắt buộc chứ không còn mang tính tùy nghi. Khoản2 Điều 91 của BLHS quy định: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trongcác trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phầnlớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này,thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quyđịnh tại Mục 2 Chương này”. Tác giả đề xuất bỏ cụm từ “có thể” đểloại bỏ tính tùy nghi của quy định. Việc thay đổi này sẽ thể hiện rõ ràng tinhthần xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Công ước Quốctế về Quyền trẻ em năm 1989 và các hướng dẫn của Liên Hiệp quốc mà Việt Namđang là thành viên.

Ba là, xây dựng điều luật riêng quy địnhvề hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm các nội dungtương ứng với 02 nhóm độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi cho thống nhất với các quy định về hệ thống hình phạt. Đồng thời sửađổi quy định về hình phạt cảnh cáo tại Điều 34 của BLHS theo hướng bỏ điều kiện “nhưngchưa đến mức miễn hình phạt” nhằm mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt này đốivới người dưới 18 tuổi phạm tội.

Bốn là, thay thế hình phạt tiền bằng mộthình phạt khác phù hợp để tạo tính khả thi trong việc thi hành án đồng thời tạođộ giãn hợp lý hơn cho hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bởitheo quy định tại Điều 99 của BLHS thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạtchính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ trong trường hợp ngườiđó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mặc dù quy định này phù hợp với các quy địnhcủa BLDS về quyền sở hữu tài sản của người chưa thành niên nhưng thực tiễn xétxử cho thấy, rất ít trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới18 tuổi phạm tội vì không đảm bảo điều kiện để áp dụng.

Qua nghiên cứuBLHS của Cộng hòa Liên bang Nga, tác giả đề xuất thay thế hình phạt tiền bằnghình phạt Lao động công ích. Mặc dù trong quy định về hình phạt cải tạo khônggiam giữ của BLHS có quy định về công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thờigian cải tạo không giam giữ nhằm tăng tính cưỡng chế của hình phạt nhưng việclao động phục vụ cộng đồng chỉ dành cho đối tượng “người bị phạt cải tạokhông giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hànhhình phạt”. Do đó, nếu người bị phạt cải tạo không giam giữ có việc làm bìnhthường, ổn định trong thời gian chấp hành hình phạt thì không phải lao động phụcvụ cộng đồng. Hình phạt lao động công ích mặc dù không tước đi tự do của ngườibị kết án nhưng lại buộc họ phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chínhquyền địa phương và gia đình thông qua việc lao động bắt buộc sẽ vừa thể hiệnđược tính nghiêm khắc nhất định, vừa có tác dụng giáo dục ý thức của người dưới18 tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm hiệu quả thi hành trong thực tiễn. Hình phạtnày có thể được áp dụng với các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rấtnghiêm trọng. Thời hạn lao động công ích được xem xét, quyết định phù hợp với từngtrường hợp và có thể vận dụng tương tự quy định về việc lao động phục vụ cộng đồngtrong hình phạt cải tạo không giam giữ là “không quá 04 giờ trong một ngàyvà không quá 05 ngày trong 01 tuần”.

Năm là, bổ sung thêm một điều luật quyđịnh về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đối với người dưới 18tuổi phạm tội nhằm tạo sự đồng bộ giữa việc xử lý hình sự đối với người phạm tộivà người dưới 18 tuổi phạm tội.

Sáu là, mở rộng phạm vi áp dụng Điều 54 của BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng khi người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng không nhất thiết phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51. Đồng thời, quy định việc giảm nhẹ không nhất thiết phải ở khung liền kề và việc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn không chỉ trong trường hợp điều luật chỉ có một khoản hoặc khoản nhẹ nhất.

ĐINH THÀNH LONG - TAND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
(Tạp chí Tòa án)
___________________________
[1] Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.106.
[2] Xem bài viết “Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 – Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Phùng Văn Hoàng (https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-xu-ly-doi-voi-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-theo-quy-dinh-cua-blhs-nam-2015-mot-so-bat-cap-va-kien-nghi-hoan-thien).
[3] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.102.
[4] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.612.
[5] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.98.
[6] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.824.
[7] Điều 17 của BLHS năm 2015.
[8] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.433.
[9] Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.451.