Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam

(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành hiện hành vẫn chưa đưa ra định nghĩa pháp lý chính thức về “Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”. Điều này dẫn đến sự đa dạng trong cách hiểu và vận dụng khái niệm này trong thực tiễn tố tụng hình sự. Theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu: “Các tình tiết giảm nhẹ là những tình tiết của vụ án hình sự liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự (TNHS), phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn của hành vi phạm tội hoặc phản ánh nhân thân tốt, thái độ tích cực của người phạm tội. Giá trị giảm nhẹ của các tình tiết này tùy thuộc vào mức độ, phạm vi, tác động của chúng trong từng trường hợp”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an cấp xã trong thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện
Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an cấp xã trong thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

(LSVN) – Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư liên tịch số 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/02/2025 Của liên ngành Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Cơ sở của trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Sau đây, là một số phân tích về "cơ sở của trách nhiệm hình sự" quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính

(LSVN) - Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Còn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong chín biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, chỉ được áp dụng trong một số trường hợp: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc...

Quyền của Luật sư trong vụ án hình sự
Quyền của Luật sư trong vụ án hình sự

(LSVN) - Trong bất kì giai đoạn nào của một vụ án hình sự, Luật sư đều có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Tuy nhiên, sự tham gia đồng hành của Luật sư ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng sẽ mang đến nhiều thuận lợi nhất định khi Luật sư có thể theo sát từ đầu vụ án và có những cơ hội tiếp xúc, làm rõ các tình huống pháp lý, từ đó có thêm cơ sở để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.