/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Tương trợ tư pháp hình sự ASEAN và thực tiễn thực hiện của Việt Nam

Tương trợ tư pháp hình sự ASEAN và thực tiễn thực hiện của Việt Nam

05/01/2021 18:04 |

(LSO) - Từ thời điểm Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2008) đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 18 yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của các quốc gia ASEAN, trong đó có 03 yêu cầu của Campuchia, 06 yêu cầu của Lào, 02 yêu cầu của Malaysia, 02 yêu cầu của Singapore và 05 yêu cầu của Thái Lan.

Tương trợ tư pháp hình sự là thủ tục pháp lý quốc tế để giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của các quốc gia có liên quan hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu thập, cung cấp thông tin, chứng cứ, lời khai và các tài liệu khác có liên quan… trên cơ sở điều ước quốc tế, pháp luật trong nước.

Ảnh minh họa.

Chính tầm quan trọng của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, Liên hợp quốc cũng đã thông qua nhiều công cụ pháp lý quốc tế đa phương quy định về vấn đề này như: Công ước Palermo về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 (UNTOC); Công ước về phòng, chống tham nhũng năm 2003 (UNCAC), 03 công ước về phòng, chống và kiểm soát ma túy (10 quốc gia thành viên ASEAN và Đông Timo đều là thành viên của các Công ước này)… Trong khu vực, ngày 29/11/2004, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự tại Kuala Lumpur, Malaysia (MLAT). Hiệp định này được xây dựng theo sáng kiến của Malaysia, đây là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện quyết tâm chung của các quốc gia này trong hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực, nhất là tội phạm xuyên quốc gia. MLAT có hiệu lực từ ngày 20/9/2005 và đến nay, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đã là thành viên của MLAT (Thái Lan là quốc gia thứ 10 nộp văn kiện phê chuẩn MLAT vào ngày 31/01/2013). MLAT gồm 32 điều, quy định cụ thể về các nội dung quan trọng như: phạm vi tương trợ, thủ tục tương trợ, nội dung tương trợ, chi phí tương trợ và các vấn đề khác như giải quyết tranh chấp, bảo lưu Hiệp định, hiệu lực, lưu chiểu…

Bên cạnh MLAT, ASEAN cũng đã ký kết nhiều điều ước quốc tế trong các lĩnh vực cụ thể có quy định về tương trợ tư pháp hình sự, như: Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007 (ACCT); Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015 (ACTIP).

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hơn nữa cơ sở pháp lý, đáp ứng yêu cầu hợp tác khu vực về tương trợ tư pháp hình sự, các quốc gia ASEAN cũng tích cực đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện các điều ước quốc tế song phương trong lĩnh vực này. Tính đến tháng 3/2018, Việt Nam đã ký kết 03 điều ước quốc tế song phương quy định về tương trợ tư pháp hình sự với các quốc gia ASEAN[1].

Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự

Phạmvi tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN được quy định tại Điều 1MLAT, có thể chia làm 04 nhóm sau: hoạt động tương trợ liên quan tới cá nhân; hoạt động tương trợ liên quan tớitài liệu, giấy tờ, hồ sơ; hoạt động tương trợ liên quan tới tài sản; hoạt động tươngtrợ khác.

Hoạtđộng tương trợ liên quan tới cá nhân bao gồm xác minh địa chỉ, nhận dạng ngườilàm chứng, người bị tình nghi; bố trí cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ các vấn đề hình sự; lấy lờikhai tự nguyện…

Hoạt động tươngtrợ liênquan tới tài liệu giấy tờ, hồ sơ bao gồm:thu thập chứng cứ; tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp; cung cấp bản sao, bảngốc có xác nhận tài liệu, hồ sơ chứng cứ có liên quan…

Hoạt động tươngtrợ liên quan tới tài sản gồm có: khámxét, thu giữ tài sản; kiểm tra đồ vật, địa điểm; thu hồi, tịch thu tài sản dophạm tội mà có; hạn chế giao dịch tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từviệc thực hiện tội phạm…

Hoạt động tương trợ khác: theo thỏa thuận và phù hợpvới mục đích của Hiệp định và pháp luật quốc gia.

Tuy nhiên, những vấn đề pháp lý liên quan đến bắt hoặc giam giữ một người nhằm mục đích dẫn độ; thi hành bản án hình sự của quốc gia yêu cầu tại quốc gia được yêu cầu; chuyển giao người bị giam giữ để thi hành hình phạt và chuyển giao vụ án hình sự không thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự do Hiệp định điều chỉnh. Đây là những nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là quyền con người và sự khác nhau trong pháp luật hình sự giữa các nước.

Do đó, để giải quyết những nội dung này phải có những điều ước quốc tế chuyên biệt trong từng lĩnh vực điều chỉnh. Riêng về dẫn độ, ở phạm vi khu vực, tuy còn nhiều khác biệt nhưng hiện nay, ASEAN đang cố gắng đi tới một điều ước quốc tế chung về dẫn độ. Bên cạnh đó, tại Điều 3 MLAT cũng quy định những trường hợp quốc gia đương nhiên từ chối và có thể từ chối yêu cầu tương trợ. Rơi vào trường hợp đương nhiên từ chối, các quốc gia sẽ không thực hiện yêu cầu tương trợ, ví dụ: yêu cầu tương trợ liên quan tới điều tra, truy tố hoặc trừng phạt tội phạm chính trị; yêu cầu tương trợ liên quan tới hành vi tội phạm đã được tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu kết tội, tuyên trắng án hoặc ân xá… Có thể từ chối là trường hợp quốc gia thành viên căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể quốc gia mà cân nhắc quyết định có thực hiện yêu cầu tương trợ hay không, ví dụ trong trường hợp việc thực hiện tương trợ tạo gánh nặng tài chính quá mức cho quốc gia họ…

Thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp hìnhsự ASEAN

Theo quy định từ Điều 4-6 MLAT, yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự phải được lập thành văn bản, hoặc trong trường hợp có thể, bằng bất kỳ phương tiện nào có khả năng tạo ra một bản sao cho phép quốc gia được yêu cầu chứng thực được. Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc pháp luật của quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu có thể bằng lời nói nhưng trong thời hạn 05 ngày phải chuyển sang hình thức văn bản. Yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự phải bao gồm đầy đủ những thông tin cần thiết theo yêu cầu của quốc gia được yêu cầu. Quốc gia yêu cầu phải cung cấp thêm thông tin cần thiết theo đề nghị của quốc gia được yêu cầu trong trường hợp những thông tin trong yêu cầu tương trợ tư pháp chưa đầy đủ. Các yêu cầu tương trợ, tài liệu kèm theo và thư từ trao đổi liên quan… phải được lập bằng tiếng Anh và nếu có thể, kèm theo bản dịch ra tiếng của quốc gia được yêu cầu hoặc một ngôn ngữ khác được quốc gia này chấp nhận.

Mỗiquốc gia thành viên sẽ chỉ định một cơ quan trung ương để gửi và nhận yêu cầu.Cụ thể, Brunei Darussalam là Bộ Tổng chưởng lý; các quốc gia Malaysia,Singapore và Thái Lan là Văn phòng Tổng chưởng lý; Indonesia là Bộ pháp luật vànhân quyền; Lào là Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ An ninh; Việt Nam làViện kiểm sát nhân dân tối cao.

Vềnguyên tắc, yêu cầu tương trợ tư pháp sẽ được quốc gia được yêu cầu thực hiệnngay theo phương thức đã được quy định trong pháp luật hoặc thực tiễn của quốcgia mình. Tuy nhiên, quốc gia được yêu cầu cũng có thể sử dụng phương thức màquốc gia yêu cầu trợ giúp đưa ra với điều kiện phù hợp với pháp luật và thựctiễn nước mình.

Trongquá trình thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp, quốc gia được yêu cầu phải ápdụng mọi biện pháp thích hợp để bảo mật về yêu cầu tương trợ, nội dung yêu cầu,các tài liệu kèm theo cũng như các hoạt động được tiến hành theo yêu cầu, đồngthời, quốc gia yêu cầu cũng phải bảo đảm những thông tin, chứng cứ mà quốc giađược yêu cầu đã cung cấp sẽ được bảo mật, không bị mất mát, tiết lộ trái phéphoặc các hành vi lạm dụng khác…

Biệnpháp, cách thức thực hiện yêu cầu tương trợ

MLATquy định quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ áp dụng đầy đủ các biện pháp, cáchthức nhằm thực hiện có hiệu quả yêu cầu tương trợ như sau:

- Đốivới yêu cầu thu thập chứng cứ, lấy lời khai của các cá nhân có liên quan và xácđịnh nơi ở và nhận dạng của cá nhân theo yêu cầu: Quốc gia được yêu cầu phảitiến hành các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật nước mình để thu thậpchứng cứ, hồ sơ, tài liệu, kể cả lời khai có tuyên thệ từ người làm chứng đểchuyển cho quốc gia được yêu cầu, bao gồm cả thông qua việc sử dụng kết nốitruyền hình trực tiếp hoặc các phương tiện giao tiếp thích hợp khác theo phápluật của nước được yêu cầu.

 - Đối với yêu cầu tống đạt giấy tờ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu hay tài sản cho quốc gia được yêu cầu: Quốc gia được yêu cầu phải tiến hành các biện pháp phù hợp với pháp luật nước mình để tống đạt giấy tờ của tòa án quốc gia yêu cầu liên quan đến vụ án hình sự. Quốc gia yêu cầu phải cung cấp cho quốc gia được yêu cầu bản sao tài liệu hoặc hồ sơ công khai sẵn có đang do các cơ quan nhà nước quản lý. Đối với những tài liệu không sẵn có một cách công khai, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối cung cấp toàn bộ hay một phần hoặc cung cấp bản sao những tài liệu này theo pháp luật và thực tiễn nước mình. Đối với những yêu cầu tịch thu tài sản, quốc gia được yêu cầu phải cố gắng xác định địa điểm, truy tìm, hạn chế, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản do phạm tội mà có và các công cụ, phương tiện phạm tội theo yêu cầu tương trợ và chuyển giao cho quốc gia được yêu cầu phần tài sản thu hồi sau khi trừ đi những chi phí đã phải gánh chịu trong việc thi hành lệnh tịch thu.

Ngoài ra, quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, phải thi hành các yêu cầu về khám xét, thu giữ và chuyển giao mọi tài liệu, hồ sơ hoặc các vật khác liên quan đến vụ án hình sự cho quốc gia yêu cầu, đồng thời thông báo về kết quả khám xét, địa điểm, hoàn cảnh của việc thu giữ và việc bảo quản tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật thu giữ được cho quốc gia yêu cầu khi có thể.

- Đối với yêu cầu hỗ trợ cho sự có mặt hoặc chuyển giao cá nhân theo đề nghị của quốc gia yêu cầu: Theo pháp luật và thực tiễn nước mình, quốc gia được yêu cầu có thể tiến hành các biện pháp cần thiết để giúp đỡ trong việc bảo đảm cho một cá nhân có mặt tại quốc gia yêu cầu để hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án hình sự hoặc có mặt trong các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ án hình sự tại quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp, người đó chính là bị cáo.

Trong trường hợp một người đang bị giam giữ tại quốc gia được yêu cầu mà sự có mặt của người này là cần thiết để cung cấp chứng cứ hoặc giúp cho việc điều tra tại quốc gia yêu cầu, quốc gia được yêu cầu có thể đồng ý chuyển giao người này cho quốc gia yêu cầu nếu quốc gia yêu cầu cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí liên quan đến việc chuyển giao người đó, cam kết giam giữ người đó một cách hợp pháp trong suốt thời gian chuyển giao và trao trả người này cho quốc gia được yêu cầu để tiếp tục giam giữ ngay sau khi sự có mặt của người này tại cơ quan có thẩm quyền hay toà án của quốc gia yêu cầu là không còn cần thiết. Trong quá trình thực hiện việc chuyển giao cá nhân theo yêu cầu tương trợ, quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể cho phép quá cảnh qua lãnh thổ nước mình người đang bị quốc gia yêu cầu hoặc quốc gia thứ ba giam giữ để có mặt trực tiếp tại quốc gia yêu cầu.

Thực tiễn thực hiện tương trợ tư pháp hìnhsự của Việt Nam trong ASEAN

Theothống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cơ quan trung ương của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự), từthời điểm Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2008)đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 18 yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của cácquốc gia ASEAN, trong đó có 03 yêu cầu của Campuchia, 06 yêu cầu của Lào, 02yêu cầu của Malaysia, 02 yêu cầu của Singapore và 05 yêu cầu của Thái Lan. Cácyêu cầu của nước ngoài đều được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giảiquyết khẩn trương; 03 yêu cầu mới tiếp nhận thời gian gần đây vẫn đang tiếnhành thực hiện.

Ởchiều ngược lại, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã lập và gửi 196 yêucầu tương trợ tư pháp hình sự đến các quốc gia ASEAN, trong đó có 31 yêu cầugửi Campuchia, 06 yêu cầu gửi Indonesia, 107 yêu cầu gửi Lào, 26 yêu cầu gửiMalaysia, 05 yêu cầu gửi Philippines, 06 yêu cầu gửi Singapore và 15 yêu cầugửi Thái Lan. Tỷ lệ yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của Việt Nam được cácquốc gia khác trong ASEAN thực hiện xong hoặc thực hiện một phần chỉ đạt khoảng60%. Việc này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Hiệnnay, Việt Nam chỉ có 02 điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp hìnhsự với Lào và Indonesia, do vậy, tỷ lệ thực hiện tương trợ tư pháp hình sự của02 quốc gia này cho Việt Nam thường đạt cao (tỷ lệ yêu cầu tương trợ tư pháphình sự của Việt Nam được các cơ quan có thẩm quyền của Lào giải quyết lên đếngần 90%). Đối với các quốc gia còn lại, yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự đượcthực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế đa phương, tuy nhiên, các điều ước quốctế này, đặc biệt là MLAT, chưa thực sự là công cụ pháp lý giúp hài hòa hóa cóhiệu quả pháp luật trong nước của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực tươngtrợ tư pháp hình sự, dẫn đến hiệu quả thực hiện không cao.

- Cơquan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự theo MLAT và cơ quan trung ương vềtương trợ tư pháp hình sự theo quy định pháp luật các quốc gia còn có sự khácbiệt, dẫn đến thiếu tính kết nối giữa các cơ quan trung ương cũng như giữa cơquan trung ương của một nước với các cơ quan có thẩm quyền khác. Nhiều trườnghợp, các quốc gia ASEAN vẫn đề nghị Việt Nam gửi yêu cầu tương trợ tư pháp hìnhsự qua kênh ngoại giao, làm phát sinh các thủ tục và kéo dài thời gian.

- Một số quốc gia ASEAN có quy định yêucầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài bắt buộc phải được dịch sang ngônngữ chính thức của quốc gia đó, tuy nhiên, đây thường là các ngôn ngữ ít phổbiến, dẫn đến khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quátrình lập hoặc dịch hồ sơ, từ đó làm giảm hiệu quả thực hiện tương trợ tư pháphình sự.

- Pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự của Việt Nam còn nhiều bất cập như chưa có đạo luật riêng về vấn đề này, chưa nội luật hóa hết quy định tại các điều ước khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn đến lúng túng trên thực tiễn hoạt động. Chẳng hạn, một số yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài đề nghị áp dụng các biện pháp thu giữ, phong tỏa, kê biên tài sản đang có ở Việt Nam được xác định có nguồn gốc từ hành vi phạm tội ở nước ngoài, song gặp vướng mắc vì chưa được pháp luật quy định. Hiện điều ước quốc tế khu vực như Công ước ASEAN về chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em 2015; Công ước của Liên hợp quốc như Công ước Palermo; các công ước về phòng, chống tội phạm ma túy hay tội phạm tham nhũng mà Việt Nam là thành viên đều có các điều khoản yêu cầu quốc gia thành viên nội luật hóa quy định về vấn đề này. Đây là một trong những hoạt động tương trợ tư pháp rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên chưa được Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định.

Bên cạnh đó, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 còn thiếu các điều khoản quy định về thời hạn tố tụng áp dụng trong trường hợp vụ án có yêu cầu nước ngoài thực hiện tương trợ, các quy định về trình tự, thủ tục tống đạt các giấy tờ, tài liệu tố tụng cho người tham gia tố tụng ở nước ngoài, trình tự thủ tục thực hiện việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ, triệu tập người làm chứng, người giám định, việc lấy lời khai qua cầu truyền hình...

Trong thời gian tới, để tăng cường hợp tácgiữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự, góp phần nângcao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần thực hiện một sốgiải pháp như sau:

- Xây dựng Luật Tương trợ tư pháp hình sự nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu hợp tác khu vực và quốc tế. Hiện nay, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 điều chỉnh cả 4 lĩnh vực là tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Quy định cả 4 lĩnh vực trong một đạo luật là chưa thực sự phù hợp, làm cho luật cồng kềnh nhưng không lĩnh vực nào được quy định đầy đủ, chi tiết, không có điểm trọng tâm, nhất là khi nội dung của các lĩnh vực không có nhiều gắn kết, tính chất và trình tự, thủ tục thực hiện ở mỗi lĩnh vực rất khác nhau.

Chính vì thế, việc xây dựng Luật Tương trợ tư pháp hình sự là cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; tăng cường hài hòa hóa và giảm bớt xung đột pháp luật Việt Nam với các nước ASEAN trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Luật Tương trợ tư pháp hình sự cần nội luật hóa đầy đủ các nội dung quy định tại các điều ước quốc tế khu vực đã được đề cập đến ở trên như thủ tục áp dụng các biện pháp thu giữ, phong tỏa, kê biên tài sản đang có ở Việt Nam được xác định có nguồn gốc từ hành vi phạm tội ở nước ngoài...

- Đẩy mạnh việc kết nối và liên hệ trựctiếp giữa các cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự của các quốc giaASEAN để tìm hiểu lẫn nhau về các quy định pháp luật và thực tiễn liên quan đếntương trợ tư pháp hình sự. Cùng với đó, cần xúc tiến đàm phán, ký kết và triểnkhai thực hiện các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp hình sựgiữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN.

- Tăng cường xây dựng và đào tạo đội ngũcán bộ thực thi pháp luật vừa nắm vững pháp luật liên quan đến tương trợ tưpháp hình sự của Việt Nam, vừa am hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoàivà có trình độ ngoại ngữ để bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác.

- Xây dựng chính sách tăng cường đầu tưkinh phí, bảo đảm chế độ chính sách, cơ sở vật chất cho các lực lượng chuyêntrách thực hiện công tác tương trợ tư pháp hình sự.

- Gấp rút xây dựng và thông qua Hiệp định dẫn độ ASEAN tạo khung khổ pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ khu vực, vì hiện nay, Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN 2004 đã loại trừ dẫn độ ra khỏi phạm vi áp dụng trong khi các hiệp định song phương giữa các quốc gia ASEAN về vấn đề này còn rất hạn chế.

ThS. VŨ NGỌC DƯƠNG
Đại học Luật Hà Nội
_______________
[1]: Với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 06/7/1998, có hiệu lực từ ngày 19/02/2000; với Cộng hòa Indonesia, ký ngày 27/6/2013, có hiệu lực từ ngày 22/01/2016; với Vương quốc Campuchia, ký ngày 20/12/2016.
/nguyen-tac-ap-dung-phap-luat-trong-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh.html