(LSVN) - Miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 đã nhanh chóng thể hiện được vai trò, cũng như tầm quan trọng trong đời sống xã hội. Với nội dung rõ ràng, nội hàm cấu thành của quy định cơ bản đã được nhiều văn bản hướng dẫn trước đó, các cơ quan có thẩm quyền có thể nhanh chóng vận dụng và áp dụng quy định vào trong đời sống. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề mới được ghi nhận trong Bộ luật hình sự nên việc phát sinh những thiếu sót, lỗ hổng trong quy định, cũng như việc áp dụng trên thực tiễn còn chưa được thống nhất là điều không thể tránh khỏi. Do đó, tại bài viết này tác giả tập trung chủ yếu vào việc phát hiện những điểm chưa phù hợp của quy định hiện tại và những vướng mắc trong thực tiễn, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng.
(LSVN) - Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Trang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định: “Trách nhiệm chính trong vụ việc thương tâm này thuộc về tổ chức, cá nhân đặt, để chướng ngại vật làm cản trở giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, đơn vị xây dựng, quản lý khai khác công trình đường bộ (chủ sở hữu hoặc người quản lý) có thể cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường do tài sản của mình gây thiệt hại”.
(LSVN) - Quyền bào chữa là một chuẩn mực bắt buộc trong quyền được xét xử công bằng [1]. Người bào chữa tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội là một nhu cầu thiết yếu nhằm bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, bảo vệ sự công bằng, bình đẳng, chính xác, khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội khẳng định các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa trong vụ án hình sự [2].
(LSVN) - Hiện nay, hoạt động tranh tụng hình sự của Luật sư được quy định cơ bản trong các nguồn pháp luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt, một số điểm mới đáng chú ý của BLTTHS 2015 so với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự trước đây có thể nói là cơ sở pháp lý thuận lợi để nâng cao vai trò, vị thế của Luật sư trong hoạt động tranh tụng. Từ nhiệm vụ và mục tiêu hướng tới bảo vệ quyền con người, chính là việc bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền được bào chữa, quyền được bảo vệ của người bị buộc tội và đương sự trong vụ án hình sự.
(LSVN) - Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Theo đó, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
(LSVN) - Khi vụ án hình sự đang ở trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào mà các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy rằng có các căn cứ đình chỉ vụ án thì thì chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án ngay tại thời điểm đó. Đây được xem là quy định có lợi đối với bị can, bị cáo. Các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) được Bộ luật Tố tụng hình (BLTTHS) sự áp dụng để làm căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng các quy định này lại phát sinh những bất cập vô hình chung lại gây bất lợi cho bị can, bị cáo đối với một số tội phạm cụ thể.
(LSVN) - Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch, chủ động ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ nguy cơ bùng phát dịch bên trong. Các chủ trương, chỉ đạo của tỉnh đã được người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, nghiêm túc chấp hành và cùng khắc phục khó khăn để vượt qua đại dịch.
(LSVN) - Nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác đã kí kết giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) và Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), ngày 20 và 21/11/2021, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ tổ chức Khóa tập huấn “Kỹ năng tranh tụng hình sự cho Luật sư" theo hình thức trực tuyến (Zoom).
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn so với BLTTHS năm 2003 về đối chất (Điều 189) và thực nghiệm điều tra (Điều 204) trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003, không quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp việc đối chất, thực nghiệm điều tra, trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, kiểm sát viên chủ yếu kiểm sát việc đối chất, thực nghiệm điều ra thông qua biên bản đối chất, biên bản thực nghiệm điều tra do điều tra viên thực hiện. Để nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong kiểm sát hoạt động điều tra, BLTTHS năm 2015 đã quy định bổ sung Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất, thực nghiệm điều tra và trường hợp cần thiết Kiểm sát viên tiến hành đối chất, thực nghiệm điều tra vụ án hình sự.
(LSVN) - Quy định tại Điều 251 và Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa và hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm đã rõ ràng, cụ thể, dự lường các tình huống, các trường hợp có thể phát sinh trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa để Tòa án quyết định tạm ngừng phiên tòa hoặc ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này còn có những bất cập, vướng mắc.
(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Ngày 24/12/2021, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" chính thức có hiệu lực.
(LSVN) - Phục hồi vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là trường hợp Tòa án quyết định tiếp tục việc giải quyết vụ án mà trước đó đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm. Đây là quy định mới mới được bổ sung tại Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Trong phạm vi bài viết, tác giả bàn về thẩm quyền ra quyết định phục hồi vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và những vướng mắc khi áp dụng quy định này trong thực tế.
(LSVN) - Để bảo đảm phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tăng cường bảo vệ quyền về tài sản, đặc biệt là các tài sản đặc biệt có giá trị tinh thần của người dân; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp 2013; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường áp dụng các chế tài không tước tự do. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có nhiều tiến bộ hơn so với BLHS năm 1999 khi quy định về các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.
(LSVN) - Cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể các trường hợp nhập, tách vụ án hình sự, tại giai đoạn điều tra, truy tố tránh việc áp dụng nhập, tách vụ án hình sự tùy tiện, không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
(LSVN) - Chứng cứ là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự, chế định này vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao. Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xãy ra trong quá khứ, muốn hình dung, tái hiện diễn biến của vụ án cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án.
(LSVN) – Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lạnh mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
(LSVN) - Theo quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS), các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) bao gồm: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực TNHS; Phòng vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ và Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.
(LSVN) - Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là hoạt động của những người tiến hành tố tụng, Thẩm phán sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp nhằm đánh giá các tài liệu, chứng cứ để xác định sự thật khách quan vụ án. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ mới biết được hồ sơ vụ án đã đầy đủ các tài liệu hay chưa, nếu phạm tội thì phạm tội gì được quy định trong Bộ luật Hình sự, các quyết định tố tụng của cấp có thẩm quyền có đúng pháp luật hay không, trên cơ sở nghiên cứu mới có căn cứ để quyết định có đưa vụ án ra xét xử hay trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.
(LSVN) – Nếu lời khai của người làm chứng được xác minh là đúng, thì hành vi lái xe ô tô cố ý đâm chết người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội “Giết người” được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp, giữa nạn nhân và hung thủ không quen biết, mâu thuẫn từ trước, chỉ vì chút xích mích nhỏ trên đường mà dẫn tới hành vi lái xe đâm chết người thì có thể xử lý với tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là “có tính chất côn đồ”. Trong trường hợp, Cơ quan cảnh sát điều tra chứng minh được hung thủ đã lái xe vòng đi, vòng lại rất nhiều lần nhằm cố ý đâm chết nạn nhân đến cùng thì hành vi này còn có thể phải nhận thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”.
(LSVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nội dung kiến nghị tại đề án "Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp”.
(LSVN) - Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia kiến nghị với những hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự.
(LSVN) - Trong thực tế có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự, xử lý tội phạm và người phạm tội mặc dù đảm bảo được việc bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội nhưng lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho đối tượng trực tiếp bị tội phạm tác động là bị hại. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị hại - chủ thể có địa vị pháp lý đặc biệt trong tố tụng hình sự quyền quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị hại, không làm họ phải chịu những tổn thất khác về tinh thần do việc khởi tố vụ án, xử lý tội phạm và người phạm tội.
(LSVN) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) là trách nhiệm dân sự, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường những tổn thất do hành vi của mình gây ra. Đây là một dạng trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế của nhà nước, chỉ phát sinh khi có thiệt hại về tinh thần hoặc vật chất. Khác với trách nhiệm BTTH trong vụ án dân sự, trong vụ án hình sự, trách nhiệm BTTH được áp dụng theo thủ tục tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh, thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, chủ thể phải bồi thường là tội phạm và có xem xét mức độ lỗi. Quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số hạn chế bất cập.
(LSVN) - Trong các vụ án hình sự, vật chứng là một trong những chứng cứ quan trọng để chứng minh, buộc tội những người có hoặc không liên quan đến vụ án và làm sáng tỏ thêm các tình tiết của vụ án. Vì vậy, việc xử lý vật chứng là khâu cần phải được chú trọng trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
(LSVN) - Trong các vụ án hình sự, vật chứng là một trong những chứng cứ quan trọng để chứng minh, buộc tội những người có hoặc không liên quan đến vụ án và làm sáng tỏ thêm các tình tiết của vụ án. Vì vậy, việc xử lý vật chứng là khâu cần phải được chú trọng trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
(LSVN) - Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
(LSVN) - Theo cách hiểu chung nhất, án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà chủ thể có liên quan đến phán quyết của Tòa án phải nộp và tùy theo từng loại án mà nghĩa vụ chịu án phí của các chủ thể có liên quan đến phán quyết của Tòa án là khác nhau.
(LSVN) - Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành bàn giao hồ sơ 07 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế, thuốc sang Cơ quan CSĐT, Bộ Công an (C03).