Theo đó, tại Điều 2 dự thảo Nghị định của Bộ Quốc phòng quy định đối tượng áp dụng gồm:
- Người lao động quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.
- Người lao động quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng BHXH theo quy định thì được hưởng các chế độ BHXH quy định tại Nghị định này.

Ảnh minh họa.
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH, gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách BHXH đối với các đối tượng quy định tại Nghị định này.
Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, dự thảo Nghị định của Bộ Quốc phòng đề xuất 02 phương án quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH (Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí):
Phương án 1: Hai năm đầu đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu.
Phương án 2: Bằng 02 lần mức tham chiếu.
Cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất lựa chọn phương án 01 nhằm tạo điều kiện ở mức có lợi nhất cho đối tượng được hưởng chế độ BHXH, nhất là đối với những đồng chí tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 có thời gian từ 04 đến 07 năm là học viên các học viện, nhà trường trong Quân đội, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu là toàn bộ thời gian đóng BHXH.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định của Bộ Quốc phòng cũng đề xuất 0 2 phương án quy định về truy thu, truy đóng BHXH bắt buộc:
Phương án 1: Khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc mà thời gian thực hiện được hồi tố trở về trước thì người sử dụng lao động và người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm truy thu, truy đóng vào quỹ BHXH số tiền chênh lệch so với số tiền đã đóng đối với các tháng được hồi tố điều chỉnh tăng tiền lương tương ứng.
Phương án 2: Khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm truy thu, truy đóng vào quỹ BHXH số tiền chênh lệch so với số tiền đã đóng đối với các tháng được điều chỉnh tăng tiền lương tương ứng.
Cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất lựa chọn phương án 02 để dễ hiểu trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện.
Cách tính số tiền truy thu, truy đóng BHXH được căn cứ trên cơ sở mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật BHXH
Cách tính số tiền truy thu, truy đóng BHXH được căn cứ trên cơ sở mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật BHXH.
Trường hợp người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã nhận BHXH một lần từ quỹ BHXH, trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực thi hành, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH thì được nộp lại số tiền BHXH một lần đã nhận cho cơ quan, đơn vị quản lý người lao động trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc để hoàn trả về quỹ BHXH và được BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân xác nhận thời gian đóng BHXH.