Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015

(LSVN) - Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau, việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở tính chất, nội dung của các sự kiện pháp lý mà quyền sở hữu phát sinh có thể thuộc hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Ở bài viết này, tác giả phân tích và ra nêu một số điểm hạn chế về căn cứ xác lập quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi
Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi

(LSVN) - Gặp người có nhu cầu vay tiền, Nam thỏa thuận cho vay với lãi suất 01%/01 ngày, chu kỳ trả góp là 25 ngày, phí vay 5% hoặc 10% trên tổng số tiền cho vay. Với thủ đoạn này, Nam đã thực hiện 16 hợp đồng cho vay, với tổng số tiền cho vay là 270 triệu đồng. Lãi suất mỗi hợp đồng cho vay gấp 18,25 lần so quy định.

Giá trị pháp lý của bản cam kết
Giá trị pháp lý của bản cam kết

(LSVN) - Bản cam kết là giao dịch dân sự, do vậy bản cam kết có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, gồm 3 điều kiện: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, nếu tờ cam kết vi phạm một trong các điều kiện trên thì sẽ không có hiệu lực.

Một số đề xuất hoàn thiện quy định về quyền đối với bất động sản liền kề theo Bộ luật Dân sự 2015
Một số đề xuất hoàn thiện quy định về quyền đối với bất động sản liền kề theo Bộ luật Dân sự 2015

(LSVN) - Quyền đối với bất động sản liền kề là vấn đề khá phổ biến trong lĩnh vực dân sự và có rất nhiều mâu thuẫn, tranh chấp liên quan phát sinh trong thực tiễn. Quy định của pháp luật về vấn đề này đã xuất hiện từ rất sớm, trải qua quá trình dài phát triển, chế định này đã cơ bản hoàn thiện theo Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, sự hoàn thiện chỉ dừng lại ở mức cơ bản và vẫn còn những bất cập cần bàn luận. Bài viết chỉ ra một số bất cập và đề xuất khắc phục những bất cập đó.

Hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành
Hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành

(LSVN) - Những bất cập, chồng chéo giữa các quy định pháp luật về hợp đồng giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành đã tạo ra các lỗ hổng pháp lý, gây khó khăn cho các chủ thể và các cơ quan áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong thống nhất pháp luật hợp đồng của Việt Nam là điều cần thiết. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng mâu thuẫn trong quy định pháp luật giữa Bộ luật Dân sự (BLDS) và các luật chuyên ngành, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh hiện nay.