(LSVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.
(LSVN) - Cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải đáp ứng 05 chuẩn mực đạo đức công vụ và không được che giấu các hành vi sai phạm của cấp trên, đồng nghiệp.
(LSVN) - Luật sư hành nghề trên nền tảng kiến thức pháp luật, đạo đức và kỹ năng ứng xử nghề nghiệp. Hoạt động của Luật sư không chỉ hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng mà còn có mục đích bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng trong xã hội; góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.
(LSVN) - Luật sư là một ngành nghề đặc biệt và cao quý. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ, thường trong một số ngành nghề đều lấy các quy chuẩn đạo đức chung để làm cơ sở hành nghề, thế nhưng đối với Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã được xây dựng để làm chuẩn mực cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện trong việc hành nghề Luật sư. Đồng thời, cùng với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nghề Luật sư tại Việt Nam là một trong các ngành nghề cao quý, bởi nghề Luật sư gắn liền với hoạt động pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
(LSVN) - Vừa qua, Viện trưởng VKSND Tối cao đã ký Quyết định số 21/QĐ-VKSTC ngày 07/02/2023 ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát. Vậy, theo quy định mới này, người cán bộ Kiểm sát cần đáp ứng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nào?
(LSVN) - Ngày 25/01/2021, Bộ Tài chính đã ra Thông tư 8/2021/TT-BTC ban hành Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (KTNB).
(LSVN) - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 31/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.