(LSVN) – Mới đây, tôi có đi bảo dưỡng xe ô tô, sau khi lái xe tới gara ô tô, tôi bàn giao xe cho nhân viên sửa xe của gara rồi về. Đến chiều, chủ gara có báo cho tôi rằng, nhân viên sửa xe trong khi lái xe để thử động cơ đã va chạm với người tham gia giao thông khiến người đó bị thương. Vậy, trường hợp nhân viên sửa xe dùng xe của khách gây tai nạn thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi có bị liên đới gì không? Bạn đọc N.Q.K. hỏi.
(LSVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng ở Quảng Nam làm 8 người chết, 13 người bị thương, các cơ quan chức năng cho biết, khi xảy ra tai nạn, xe khách 16 chỗ, theo quy định chỉ được chở tối đa 19 người bao gồm lái xe và phụ xe. Tuy nhiên, xe này chở 21 người, vượt quá số người quy định. Ngoài ra, tốc độ khi xảy ra va chạm 69 km/h, đoạn đường này chỉ cho phép chạy 60 km/h. Vậy, hành vi chở quá số người quy định và chạy quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào?
(LSVN) - Trường hợp lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể do quá sợ hãi, muốn trốn tránh trách nhiệm pháp luật với hành vi gây tai nạn của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, dù là vì lý do gì, việc bỏ chạy khỏi hiện trường là vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của sự việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Chiều ngày 10/3, Cơ quan điều tra huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định tạm giam bốn tháng đối với Nguyễn Bá Anh Tuấn về hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(LSVN) - Các Nghị sĩ Ba Lan đã trình lên Quốc hội một dự thảo luật sửa đổi cho phép tịch thu những chiếc ô tô gây tai nạn có tài xế điều khiển xe trong tình trạng say rượu.
(LSVN) - Ngày 18/10, một tòa án ở Đài Loan (Trung Quốc) đã tuyên án phạt tù 4 năm rưỡi đối với người lái tàu với tội danh gây chết người do bất cẩn trong vụ tai nạn tàu hỏa hồi tháng 10/2018 làm 18 người thiệt mạng. Trong vụ tai nạn thảm khốc này còn có khoảng 200 người bị thương.
(LSVN) – Không phải bất cứ vụ tai nạn tử vong nào nào xảy ra thì bên còn lại trong va chạm cũng buộc phải chịu trách nhiệm hình sự, một cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi cấu thành tội phạm.
(LSVN) - Công an thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã tạm giữ tài xế điều khiển xe bán tải mang BKS: 90C-11521 gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hầm để xe của tòa nhà không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ và tai nạn xảy ra trong hầm để xe chung cư không thuộc nhóm hành vi liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ. Bởi vậy, vụ tai nạn giao thông xảy ra với xe sang trong hầm chung cư này sẽ không xử lý về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trường hợp xác định lỗi vô ý đối với hậu quả thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người khác thì sẽ xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi vô ý gây thương tích và vô ý gây thiệt hại đến tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
(LSVN) – Trường hợp khi tham gia giao thông mà để xảy ra tai nạn, thì nguyên nhân xe “mất phanh” không được coi là bất khả kháng mà xuất phát từ lỗi của chủ phương tiện, người quản lý, sử dụng xe và cả người có trách nhiệm bảo dưỡng.
(LSVN) – Trường hợp sử dụng biển số giả gây tai nạn thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng biển số giả, hành vi che biển số. Nếu có những vi phạm hành chính khác như quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, không quan sát, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông… thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Trường hợp có tính chất nghiêm trọng chẳng hạn như làm chết người, tổn hại sức khoẻ cho nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản… thì người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(LSVN) - Theo Luật sư, trong trường hợp này, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành điều tra, xác định rõ trách nhiệm của 3 bên, cụ thể là trung tâm dạy lái xe, thầy giáo dạy lái xe và học viên học lái để làm căn cứ xử lý thật nghiêm hành vi vi phạm.
(LSVN) - Được biết, xe biển ngoại giao sẽ được hưởng một số đặc quyền khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu gây tai nạn, xe mang biển số ngoại giao có bị xử lý không?
(LSVN) - Ngày 13/9, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Thủ Đức đã đưa vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và "Sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan tổ chức” ra xét xử đối với bị cáo Trương Huỳnh Bá Tước (SN 1983).
(LSVN) - Theo Luật sư, cơ quan chức năng sẽ làm rõ biển số xe ngoại giao trong vụ tai nạn này là biển thật hay biển giả, người điều khiển phương tiện có phải là người của cơ quan ngoại giao đang thực hiện nhiệm vụ hay không? Trong trường hợp biển số xe là biển thật, của cơ quan ngoại giao, nhưng người điều khiển phương tiện lại là công dân Việt Nam, không phải là đang thực hiện nhiệm vụ ngoại giao thì hoàn toàn không được miễn trừ. Người gây tai nạn nếu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, hậu quả nạn nhân thiệt mạng thì người gây tai nạn có lỗi sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc có tạm giữ phương tiện hay không thì cơ quan chức năng sẽ xem xét làm rõ pháp lý của chiếc xe này, làm rõ chủ xe.
(LSVN) - Luật sư cho hay, người gây tai nạn có thể chậm trình diện 01 - 02 hôm và cũng không có quy định là họ được chậm trình diện trong bao lâu, nhưng phải trình diện sớm nhất và nếu bỏ trốn, tìm cách trốn tránh trách nhiệm hay xóa dấu vết thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng.