(LSVN) - Sau khi nghiên cứu bài viết “Trao đổi về việc áp dụng Điều 357 BLTTHS năm 2015” của các tác giả Võ Hoàng Khải và Võ Văn Tuấn Khanh (Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang), đăng ngày 02/3/2021, tôi đồng tình một phần với quan điểm của các tác giả.
(LSVN) - Mặc dù có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng đến thời điểm mở phiên tòa thì phòng xử vẫn… im lìm, đại diện Viện Kiểm sát không có mặt, bị cáo không được trích xuất đến tòa, và phiên tòa sau đó được thông báo hoãn. Thực tế này diễn ra đến 3 lần khiến Luật sư cũng như những người quan tâm đến vụ án rất bức xúc.
(LSVN) – Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về sửa bản án sơ thẩm, trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp. Tại Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm. Bên cạnh đó, HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần HĐXX mới trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
(LSVN) – Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), trường hợp Viện Kiểm sát (VKS) kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm có thể áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội nặng hơn. Đối với các quyết định theo hướng có lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng dù có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo hướng đó hay không thì Toà án cấp phúc thẩm vẫn có thẩm quyền quyết định khi xét xử phúc thẩm, nếu như quyết định đó không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối với các quyết định theo hướng không có lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có thẩm quyền quyết định trong một số trường hợp mặc dù có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.
(LSVN) - Từ ngày 01/9, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa có thể bị phạt tiền đến 15 triệu đồng.