Bảo đảm quyền làm việc cho lao động là người khuyết tật
Bảo đảm quyền làm việc cho lao động là người khuyết tật

(LSVN) - Lao động là nhân tố quan trọng trong sự phát triển đất nước. Ở Việt Nam, lao động là người khuyết tật (lao động khuyết tật) là thành phần lao động chiếm tỉ lệ không nhỏ trong hệ thống nguồn nhân lực lao động. Tuy nhiên, do ở vị trí yếu thế hơn so với các lao động bình thường khác nên dẫn đến quyền được làm việc của lao động khuyết tật chưa được bảo đảm một cách hiệu quả gây ảnh hiểm nghiêm trọng đến quyền cơ bản của công dân. Bài viết giúp người đọc hiểu hơn về lao động khuyết tật từ các quy định pháp luật về bảo đảm quyền làm việc cho lao động khuyết tật đến thực tiễn thực hiện những quy định này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền làm việc cho lao động khuyết tật ở Việt Nam.

Hướng dẫn khám giám định lại tai nạn lao động tái phát
Hướng dẫn khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

(LSVN) - Tôi bị suy giảm sức khỏe do tai nạn lao động. Mới đây, vết thương này của tôi tái phát làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Vậy, trong trường hợp này, người lao động có được khám giám định lại không? Nếu có thì thực hiện như thế nào? Bạn đọc M.A. có hỏi.

Có 2 hợp đồng lao động thì đóng BHXH theo hợp đồng nào?
Có 2 hợp đồng lao động thì đóng BHXH theo hợp đồng nào?

(LSVN) - Tôi vừa chuyển công tác nhưng vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ nên chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy, nếu cùng hoạt động tại hai công ty thì tôi phải đóng BHXH theo hợp đồng nào? Bạn đọc M.Q có hỏi

Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?
Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

(LSVN) - Do là đối tượng đặc biệt trong xã hội, việc sử dụng người lao động là trẻ em được thực hiện theo những quy định riêng của pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người vẫn sử dụng lao động trẻ em sai mục đích, trái quy định pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

(LSVN) - Trên thực tế, các tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động hay với tập thể người lao động xảy ra thường xuyên ở nơi làm việc. Các tranh chấp này đa phần liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như vấn đề tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… Các bên trong tranh chấp lao động thường tìm đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và đa phần họ yêu cầu tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động cá nhân: Thực tiễn và giải pháp hạn chế
Tranh chấp lao động cá nhân: Thực tiễn và giải pháp hạn chế

(LSVN) - Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài
Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

(LSVN) - Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh theo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động khi một trong hai bên có quốc tịch khác nhau. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, các trường hợp quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người Việt Nam được người nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; Người Việt Nam được cử đi công tác theo hợp đồng lao động ở nước ngoài theo thời hạn; Người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Dựa vào tiêu chí quốc tịch của các chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ lao động, còn các tiêu chí khác (căn cứ phát sinh, nơi thực hiện công việc) chưa được quy định trong pháp luật lao động.

Nhiều chính sách mới về lao động - bảo hiểm có hiệu lực trong tháng 9
Nhiều chính sách mới về lao động - bảo hiểm có hiệu lực trong tháng 9

(LSVN) - Thí điểm tổ chức đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam, công nhân sửa chữa đường ống khí được nghỉ chuyển phiên đến 07 ngày, hạn cuối trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 10/9,... là những chính sách đáng chú ý về lao động - bảo hiểm có hiệu lực trong tháng 9/2022.

Khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động và việc làm
Khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động và việc làm

(LSVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong đó, yêu cầu khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động và việc làm, hướng tới quản trị thị trường lao động, việc làm hiện đại, linh hoạt, chủ động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của doanh nghiệp với quá trình phát triển kinh tế số.