Vụ siêu xe Ferrari mang biển ngoại giao gây tai nạn: Xử lý thế nào?
Vụ siêu xe Ferrari mang biển ngoại giao gây tai nạn: Xử lý thế nào?

(LSVN) - Theo Luật sư, cơ quan chức năng sẽ làm rõ biển số xe ngoại giao trong vụ tai nạn này là biển thật hay biển giả, người điều khiển phương tiện có phải là người của cơ quan ngoại giao đang thực hiện nhiệm vụ hay không? Trong trường hợp biển số xe là biển thật, của cơ quan ngoại giao, nhưng người điều khiển phương tiện lại là công dân Việt Nam, không phải là đang thực hiện nhiệm vụ ngoại giao thì hoàn toàn không được miễn trừ. Người gây tai nạn nếu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, hậu quả nạn nhân thiệt mạng thì người gây tai nạn có lỗi sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc có tạm giữ phương tiện hay không thì cơ quan chức năng sẽ xem xét làm rõ pháp lý của chiếc xe này, làm rõ chủ xe.

Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế
Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế

(LSVN) - Hiện nay, do kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, đất đai ngày càng có giá trị nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến, nhất là tranh chấp di sản thừa kế về đất đai. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những bi kịch của nhiều gia đình. Đã có không ít những vụ án vì mâu thuẫn dành đất đai thừa kế khiến anh em ruột xảy ra mâu thuẫn mà sát hại nhau, để lại hậu quả đau lòng và gây hoang mang cho dư luận xã hội.

Một số vấn đề pháp lý vụ ba người con gái đổ xăng đốt nhà mẹ đẻ xảy ra tại Hưng Yên
Một số vấn đề pháp lý vụ ba người con gái đổ xăng đốt nhà mẹ đẻ xảy ra tại Hưng Yên

(LSVN) - Theo Luật sư, ngoài việc xử lý hình sự đối với những người con gái có hành vi "Giết người", "Hủy hoại tài sản" thì trong quá trình giải quyết tranh chấp về dân sự (nếu có), cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét hành vi này có thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hay không. Nếu thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế thì ngoài trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của những đồng thừa kế khác cũng sẽ bị truất quyền thừa kế theo quy định tại Điều 621, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật sư tham dự phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định
Luật sư tham dự phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định

(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị các Đoàn Luật sư quán triệt tới các Luật sư thành viên thực hiện nghiêm túc quy định về trang phục tham dự phiên tòa theo nội dung Nghị quyết và Công văn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Các Đoàn Luật sư cần có hình thức tổ chức giám sát việc tuân thủ trang phục Luật sư ở Đoàn của mình theo đúng quy định.

Luật sư trong các chính phủ và chính quyền cách mạng trước năm 1975
Luật sư trong các chính phủ và chính quyền cách mạng trước năm 1975

(LSVN) - Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, chính quyền cách mạng đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, phức tạp. Tuy vậy, trong hoàn cảnh đó đã có nhiều Luật sư tham gia bộ máy chính quyền nhân dân, đồng thời có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước. Bài viết giới thiệu về một số Luật sư tiêu biểu trong các chính phủ và chính quyền cách mạng để thấy phần nào vai trò, hoạt động của Luật sư trong quá trình xây dựng nhà nước và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Luật sư trợ giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
Luật sư trợ giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

(LSVN) - Pháp luật về khiếu nại và tố cáo đã mở rộng quyền của người dân, đặc biệt là quyền mời Luật sư được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể: “Người khiếu nại có quyền nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Nếu như trước đây, người khiếu nại chỉ có quyền nhờ Luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại, thì Luật Khiếu nại năm 2011 quy định người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư trong vai trò hòa giải bất cập thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Luật sư trong vai trò hòa giải bất cập thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

(LSVN) - Những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) như vấn đề tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… đang có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, so với người sử dụng lao động (NSDLĐ), hầu hết NLĐ vẫn đang ở thế yếu nên khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ vẫn chưa thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Nhiều người nhờ tới sự giúp đỡ của Luật sư chỉ khi tranh chấp lao động đã rất căng thẳng mà bỏ qua giai đoạn hòa giải cũng rất cần có sự góp mặt của Luật sư. Đặc biệt là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Bàn về việc cung cấp thông tin cho báo chí của Luật sư
Bàn về việc cung cấp thông tin cho báo chí của Luật sư

(LSVN) - Khi cung cấp thông tin cho báo chí về vụ việc của khách hàng, với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, Luật sư không được cung cấp thông tin gây ảnh hưởng xấu đến vụ việc của khách hàng, nhưng cũng không được cung cấp thông tin sai lệch, thiếu trung thực, thiếu khách quan để dẫn dắt dư luận. Trong trường hợp này, Luật sư cần phải làm gì để vừa bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng vừa cung cấp được những thông tin trung thực, chính xác, khách quan cho báo chí?

Luật sư và báo chí trong công tác bảo vệ quyền trẻ em qua một số vụ án xâm hại trẻ em
Luật sư và báo chí trong công tác bảo vệ quyền trẻ em qua một số vụ án xâm hại trẻ em

(LSVN) - Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là thời đại kỷ nguyên số, trong công tác phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống xâm hại trẻ nói riêng, báo chí đã đồng hành với Luật sư và rất kịp thời truyền tải thông tin tới đại chúng và đã gây dựng được hiệu ứng xã hội, hiệu quả với các cơ quan liên quan.