(LSVN) - TAND Tối cao vừa công bố dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, trong đó đề xuất nhiều chính sách hướng đến bảo đảm quyền lợi, tạo cơ hội sửa chữa sai lầm cho người dưới 18 tuổi phạm tội.
(LSVN) - Bài viết phân tích một số điểm vướng mắc, bất cập của pháp luật về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với người phạm tội lứa tuổi này.
(LSVN) - Người dưới 18 tuổi do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao, năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, dễ bị kích động, dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.
(LSVN) - Trong vụ án xét xử người chưa thành niên phạm tội phải có sự tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự. Đây là vấn đề được pháp luật ghi nhận, nhưng việc thực hiên quy đinh này như nào thì thực tế chưa có sự thống nhất, còn nhiều quan điểm khác nhau; bởi xuất phát từ việc quy định chưa rõ ràng và cụ thể của pháp luật.