(LSVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương khi sáp nhập cần phải đảm bảo không để gián đoạn, không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
(LSVN) - Sau khi bỏ cấp huyện, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương giữ nguyên đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục với trường THCS, tiểu học và mầm non.
(LSVN) - Người đứng đầu cơ quan chuyên môn nếu không tiếp tục giữ vị trí này sau sáp nhập tỉnh, sẽ được bố trí vị trí cấp dưới liền kề; giữ chức danh tương đương ở cơ quan khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo xã.
(LSVN) - Dự kiến từ 01/7/2025 sẽ kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, theo đó, chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.
(LSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau khi sáp nhập xã, nếu thiết kế tổ chức bộ máy cấp xã thành các phòng chuyên môn thì lãnh đạo quá nhiều, do đó lãnh đạo phải kiêm nhiệm.
(LSVN) - Theo Công an tỉnh Ninh Bình, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, một số đối tượng đã nghĩ ra các chiêu trò, thủ đoạn khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Do đó, người dân cần tăng cường cảnh giác.
(LSVN) - Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy khi các địa phương tiến hành sáp nhập. Việc này cần thực hiện chậm nhất trước 15/9.
(LSVN) - Tỉnh Lạng Sơn sẽ giảm 66,5% số đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập. Việc này nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, thống nhất cao của nhân dân trong tỉnh.
(LSVN) - Theo văn bản của UBND TP. Hà Nội gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân, Hà Nội dự kiến còn 126 xã, phường (trong đó có 47 phường, 79 xã) sau sắp xếp.
(LSVN) - Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa trao đổi, thống nhất một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền 2 cấp và phương án hợp nhất 2 địa phương.
(LSVN) - TP. Hải Phòng sẽ hỗ trợ hơn 400 căn hộ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tỉnh Hải Dương đến công tác tại Trung tâm chính trị - hành chính của thành phố khi 2 địa phương sáp nhập.
(LSVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(LSVN) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(LSVN) - TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương sẽ tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù đang được áp dụng cho các ngành, lĩnh vực với tinh thần chính sách ưu việt, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì sau sắp xếp, sáp nhập.
(LSVN) - Tại dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, cơ quan soạn thảo đã hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục cũng như hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh.
(LSVN) - Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết.
(LSVN) - Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu 6 tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
(LSVN) - Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh trước sáp nhập lập danh sách, thống nhất dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý, kèm theo đề án sắp xếp đơn vị cấp tỉnh.
(LSVN) - Bộ Nội vụ đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách với mức 100 tỉ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm đi sau sáp nhập, và 500 triệu đồng cho một xã giảm sau sáp nhập.
(LSVN) - Sáp nhập là điều cần thiết giúp tinh giản bộ máy hành chính nhằm hoạt động hiệu quả hơn. Thế nhưng, cùng với đó cũng cần có kế hoạch sử dụng tài sản công dôi dư một cách hợp lý. Do đó, một cơ chế, một đường hướng thống nhất, rõ ràng hơn trở thành việc cấp thiết hàng đầu. Bởi điều này vừa tránh được lãng phí vừa đưa chính sách sáp nhập hiệu quả theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
(LSVN) - Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
(LSVN) - Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
(LSVN) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình đổi mới và cải cách hành chính nhằm xây dựng một bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố được xem là một trong những giải pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu trên. Chủ trương này đã được thể hiện rõ trong Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, nhấn mạnh việc rà soát, sắp xếp lại các đơn vị hành chính không còn phù hợp về quy mô diện tích, dân số, đảm bảo tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện chất lượng dịch vụ công.
(LSVN) - Khi các địa phương thay đổi địa giới hành chính, hoạt động các hội trong phạm vi địa phương có thể điều chỉnh theo, chia tách hoặc sáp nhập gắn với đơn vị hành chính mới.
(LSVN) - Khi sáp nhập các tỉnh, thành, phân chia lại địa giới hành chính, chính sách ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học sẽ được tính như thế nào là vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm.