(LSVN) - Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp khẳng định, việc thành lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện cuả Công ty Cổ phần Địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Công ty China Policy Limited (CPL), cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (kể cả cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thi hành án dân sự) không thể thực hiện thay các bên đương sự... nhưng vẫn tổ chức thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án để “buộc” đương sự phải thỏa thuận thành lập Công ty theo phán quyết trọng tài.
(LSVN) - Hoạt động xét xử của Tòa án là giai đoạn tố tụng quan trọng, bản án, quyết định của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân, bản án có hiệu lực pháp luật phải được đảm bảo thi hành. Các Tòa án quân sự phụ trách xét xử trên địa bàn rộng, vụ án thường được xét xử lưu động, công tác đảm bảo để xét xử là vấn đề quan trọng đặt ra cần phải giải quyết, nhất là các vụ án có bị cáo bị tạm giam. Các bị cáo đang bị tạm giam, đến ngày xét xử Tòa phải ra lệnh trích xuất, dẫn giải bị cáo từ Trại tạm giam đến địa điểm xét xử và xét xử xong trả lại bị cáo cho Trại tạm giam hoặc dẫn giải bị cáo chuyển đi Trại giam để đảm bảo thi hành án.
(LSVN) - Phóng viên Tạp chí Luật sư Việt Nam nhận được đơn và tài liệu đính kèm của Công ty cổ phần (CTCP) Cơ khí xây dựng Long An khiếu nại Cục Thi hành án dân sự và chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An chậm thi hành bản án phúc thẩm số 31/2019/KDTM-PT ngày 15/06/2019 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hiệu lực pháp luật.
(LSVN) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn chỉ đạo các cơ quan nhà nước “Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh”.
(LSVN) - Cùng vơi sự phát triển của kinh tế, cải cách tư pháp và hoàn thiện các văn bản pháp luật đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội, với đặc thù và tính chất khá đặc biệt, công tác xét xử và thi hành các vụ án hành chính gặp khá nhiều vướng mắc và bất cập.
(LSVN) - Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 (Nghị quyết số 326) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án có quy định mới so với trước đây là miễn nghĩa vụ phải chịu án phí, lệ phí đối với người cao tuổi, người khuyết tật. Trong khi đó quy định về xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với phần án phí có điều kiện để được xét miễn là điều kiện về kinh tế và thời gian thi hành án. Giữa hai quy định này có xung đột với chính sách miễn án phí của Nhà nước đối với người khuyết tật, người cao tuổi. Dẫn đến những tồn tại, bất cập và đòi hỏi cần phải bổ sung đối tượng và điều kiện được miễn nghĩa vụ thi hành án đối với phần thi hành án của người phải thi hành án là người khuyết tật và người cao tuổi.
(LSVN) - Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hành chính được thụ lý, giải quyết có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc có nội dung phức tạp khiến công tác xét xử và thi hành án hành chính được các cơ quan lập pháp, hành pháp đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 (Chỉ thị 26) về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính. Ngày 22/02/2022, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/NQ-UBTP15 về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch số 389/KH-UBTP15 giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân”. Bên cạnh sự chỉ đạo, giám sát từ Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, các bộ và cơ quan ban ngành khác như Bộ Tư pháp và các cơ quan Tòa án, thi hành án đã tích cực phối hợp, tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án một cách có hiệu quả. Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết, do tính chất đặc thù, nhạy cảm, công tác xét xử và thi hành các vụ án hành chính trong thời gian qua còn gặp khá nhiều vướng mắc và bất cập.
(LSVN) - Túi xách, quần áo, giày dép, đồ trang sức hàng hiệu có được xem là tài sản để khắc phục hậu quả? Việc định giá, thu hồi tài sản thực hiện thế nào?