Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo

(LSVN) - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo. Khi phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tiền ảo qua mạng, người dân báo cáo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gọi điện thoại về cơ quan chức năng để xác minh, điều tra xử lý theo quy định.

Khẩn trương nghiên cứu khung pháp lý đối với tiền ảo, tiền kỹ thuật số
Khẩn trương nghiên cứu khung pháp lý đối với tiền ảo, tiền kỹ thuật số

(LSVN) - Đại biểu Quốc hội đánh giá, việc giao dịch bằng tiền ảo diễn ra phổ biến với tính chất phức tạp, khó kiểm soát, dễ bị biến tướng, ẩn chứa nguy cơ để tội phạm hoành hành. Trong khi đó, hiện nay đang thiếu khung pháp lý để điều chỉnh đối với hoạt động này, dễ gây những hậu quả khó lường. Do đó, cần khẩn trương nghiên cứu khung pháp lý đối với tiền ảo, tiền kỹ thuật số.

Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo
Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo

(LSVN) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain)... và việc ứng dụng các công nghệ này đã làm xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới, chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, trong đó có tài sản ảo, tiền ảo. Việc phát hành, lưu thông, trao đổi các loại tài sản ảo, tiền ảo ngày càng được mở rộng về quy mô, phạm vi ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tài chính, pháp lý, các chính phủ và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên về mặt pháp lý, việc “định danh”, ghi nhận các loại tài sản này, khả năng tham gia giao dịch của mỗi loại tài sản đang còn có những khoảng trống hoặc được quy định tương đối phức tạp, thiếu thống nhất. Bài viết phân tích những khái niệm và đặc điểm của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại hình tài sản này.

Tiền ảo có thể được xem là tài sản?
Tiền ảo có thể được xem là tài sản?

(LSVN) - Vụ cướp tiền ảo diễn ra giữa năm 2020 đã dấy lên tranh luận về tính hợp pháp của việc sở hữu tài sản là tiền ảo. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các khía cạnh pháp lý và kinh tế của quyền sở hữu đối với tài sản là tiền ảo, cùng với lý luận chung về quyền sở hữu dưới các quan điểm quốc tế phổ biến hiện nay để làm rõ một số quan điểm chưa rõ ràng về vấn đề sở hữu đối với loại hình mới này.

Tiền ảo nhưng hệ lụy thật - Cần khung pháp lý cập nhật
Tiền ảo nhưng hệ lụy thật - Cần khung pháp lý cập nhật

(LSVN) - Mỗi người dân cần hết sức thận trọng với dạng kinh doanh mời chào đến mấy trăm % lãi suất lợi nhuận khi tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo đang có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi.

Bộ Tài chính nghiên cứu cách quản lý tiền ảo, tài sản ảo
Bộ Tài chính nghiên cứu cách quản lý tiền ảo, tài sản ảo

(LSVN) - Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo đã bước đầu triển khai công tác nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. Bộ cũng đang nghiên cứu đề tài “Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tiền ảo và những vấn đề pháp lý
Tiền ảo và những vấn đề pháp lý

(LSVN) - Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số. Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia, đến đời sống của mỗi người. Một trong những sản phẩm công nghệ số gây ra nhiều tranh cãi nhất và được biết đến nhiều nhất, đó là tiền ảo.

Tiền ảo và những vấn đề pháp lý
Tiền ảo và những vấn đề pháp lý

(LSVN) - Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số. Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia, đến đời sống của mỗi người. Một trong những sản phẩm công nghệ số gây ra nhiều tranh cãi nhất và được biết đến nhiều nhất, đó là tiền ảo.

Truy tố người cướp tiền Bitcoin: Có nhiều tranh cãi về việc tiền ảo có phải là tài sản hay không?
Truy tố người cướp tiền Bitcoin: Có nhiều tranh cãi về việc tiền ảo có phải là tài sản hay không?

(LSVN) - Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, vì hành lang pháp lý về tiền ảo còn nhiều lỗ hổng, dễ dàng phát sinh các hành vi trái pháp luật. Nếu truy tố về tội “Cướp tài sản” thì vô hình chung đã thừa nhận tiền ảo là tài sản và tạo thành tiền lệ bởi hiện tại Bitcoin chưa được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Công nhận tiền ảo - Những vấn đề pháp lý cần đặt ra
Công nhận tiền ảo - Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

(LSVN) - Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

Tiền ảo không phải là đồng tiền pháp định
Tiền ảo không phải là đồng tiền pháp định

(LSVN) - Trong phiên trả lời chất vấn chiều nay (08/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề về: Tiền ảo, tiền điện tử,...

Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền ảo Bitcoin
Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền ảo Bitcoin

(LSVN) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, về vấn đề có đưa tiền ảo, tiền Bitcoin vào nội dung sửa Luật Phòng, chống rửa tiền hay không thì NHNN đang nghiên cứu rất kỹ, rất toàn diện để chuẩn bị cho việc hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Tác động của bitcoin đến tình hình xã hội ở Châu Âu và thực tiễn vấn đề pháp lý bitcoin ở Việt Nam
Tác động của bitcoin đến tình hình xã hội ở Châu Âu và thực tiễn vấn đề pháp lý bitcoin ở Việt Nam

(LSVN) - Bitcoin là tiền ảo được chính thức lưu hành từ đầu năm 2009. Kể từ đó, đồng tiền này ngày càng được sử dụng rộng rãi và có nhiều biến động mạnh về giá. Thời gian gần đây, giá của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới này tăng giảm thất thường khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, đồng thời gây ra những tác động tiêu cực đối với tình hình xã hội của nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu và Việt Nam. Do đồng tiền ảo này chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận chính thức và hành lang pháp lý đối với việc quản lý đồng tiền này còn lỏng lẻo nên không tránh khỏi những hệ lụy không mong muốn. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những tác động của Bitcoin đối với châu Âu và Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực và lành mạnh hóa thị trường tài chính của đất nước.