Giải đáp nội dung này, tại Công văn số 163/TANDTC-PC ngày 10/9/2024 về giải đáp một số vướng mắc trong xét xử Tòa án nhân dân Tối cao nêu rõ, trường hợp nêu trên thì Tòa án căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự và biên bản hòa giải thể hiện nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nếu trong vụ án đó có bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tòa án căn cứ khoản 2 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự để giải quyết như sau:
(1) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
(2) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
(3) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
Tòa án nhân dân Tối cao nêu rõ, đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ khoản 4 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án khi có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác liên quan (nếu có).