Trước hết, theo Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án quân sự như sau:
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huân luyện hoặc kiểm tra tình trạng săn sàng chiên đâu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huân luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đẩu, phục vụ chiến đẩu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đẩu hoặc gây thiệt hại đen tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Như vậy, tất cả những vụ án thuộc các trường hợp được nêu tại khoản 1, 2 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đều thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự. Bên cạnh quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, để làm rõ hơn và áp dụng có thống nhất thì Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-TANDTC ngày 28/12/2023 hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Một trong những vấn đề quan trọng mà Thông tư trên đã hướng dẫn đó là việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo đối tượng. Theo đó, Thông tư hướng dẫn như sau: Đối với người đang phục vụ trong Quân đội thì Tòa án quân sự xét xử tất cả các vụ án mà người đó phạm tội, không phân biệt loại tội và thời điểm họ thực hiện tội phạm.Đối với người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm do họ thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm hướng dẫn nêu trên; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xét xử.

Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trong thực tiễn đã gặp phải vướng mắc khi xác định thẩm quyền của Tòa án quân sự theo đối tượng khi bị can thực hiện hành vi phạm tội trước khi nhập ngũ, sau đó đến giai đoạn chuẩn bị xét xử thì bị can được giải quyết xuất ngũ. Vậy vụ án còn thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự không hiện nay còn 02 quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng bị can phạm tội trước khi nhập ngũ,tức là không thuộc trường hợp phạm tội khi đang phục vụ trong quân đội nên khi bị can được giải quyết xuất ngũ sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa rằng họ không còn phục vụ trong quân đội nữa nên không thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự mà Tòa án phải trả hồ sơ để Viện kiểm sát chuyển vụ án sang Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Quan điểm thứ hai cho rằng vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Bởi lẽ rằng quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và đến giai đoạn chuẩn bị xét xử bị can vẫn là quân nhân tại ngũ và Tòa án quân sự vẫn có thẩm quyền giải quyết.
Để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, tác giả cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Trên đây là vướng mắc khi xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trên thực tiễn, tác giả rất mong nhận được ý kiến trao đổi từ quý độc giả và đồng nghiệp.
NGUYỄN THANH HUYỀN
Tòa án Quân sự khu vực Quân khu 7