Sự kiến tạo bản Hiến pháp Việt Nam đầu tiên

19/02/2018 21:14 | 6 năm trước

LSVNO - Hàng ngàn năm dưới chế độ quân chủ chuyên chế và bị lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam vốn không phải là một quốc gia có truyền thống hiến pháp. Tuy nhiên, ý thức độc lập tự do, nhu cầu văn minh ti...

LSVNO - Hàng ngàn năm dưới chế độ quân chủ chuyên chế và bị lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam vốn không phải là một quốc gia có truyền thống hiến pháp. Tuy nhiên, ý thức độc lập tự do, nhu cầu văn minh tiến bộ cùng ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào dân chủ trên khắp thế giới đã làm nảy nở tư tưởng lập hiến ngay trong các tầng lớp người Việt.

Thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945 vun đắp cho tư tưởng đó thực sự đơm hoa kết trái: năm 1946, với nỗ lực kiến tạo của toàn thể Nhà nước và nhân dân, bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời.

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946.

 

Bằng tâm huyết và sự trải nghiệm của tác giả, bài viết không chỉ giới thiệu về sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên trên thế giới với nhiều thông tin giá trị, bổ ích, mà còn cung cấp cho bạn đọc những điều quý báu, thú vị về quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp 1946 của Việt Nam. Bởi, "Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nó ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất lãnh thổ. Hiến pháp 1946 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn trước mắt, chỉ rõ những đường lối thực hiện nhiệm vụ ấy. Đồng thời, nó đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới - nhà nước cộng hòa nhân dân. Hiến pháp 1946 còn công nhận, đảm bảo quyền dân chủ thiêng liêng của công dân, phù hợp với tình hình, đặc điểm cách mạng Việt Nam và xu hướng tiến bộ, văn minh trên thế giới"

Bạn đọc sẽ có đầy đủ thông tin của bài viết này của TS. Nguyễn Anh Hùng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam (bản in).

BBT