(LSVN) - Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) vừa ban hành Công văn 175/TANDTC-PC về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
(LSVN) - Tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đặc biệt, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
(LSVN) - Quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã xuất hiện từ sớm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Để xác định được thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, việc xác định nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Qua thực tế, vấn đề xác định nơi bị đơn cư trú đối với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù vẫn chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tồn tại một số bất cập. Trong bài viết này, tác giả bình luận một vụ án dân sự có bị đơn là người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị để giải quyết các tồn tại liên quan đến vấn đề này trong thời gian đến.
(LSVN) - Sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng Công ty Hoàng Cung tiếp tục bị hoãn vì lý do hy hữu, mới đây TAND TP. Huế đã cung cấp chứng cứ mới cho các bên đương sự.
(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Điều này có nghĩa là các bên trong quan hệ hôn nhân có quyền tự do kết hôn với người mà mình mong muốn gắn bó miễn là đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật và cũng có quyền tự do trong việc lựa chọn tiếp tục hay chấm dứt quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc và đời sống chung không thể kéo dài. Lúc này, ly hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết”. Tuy việc lựa chọn ly hôn là quyền tự do của cá nhân, nhưng cần tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng. Và trong bối cảnh quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng thì việc thực hiện quyền này đang bị hạn chế. Bài viết này tập trung giải quyết vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau trong vụ án ly hôn khi không rõ địa chỉ của bị đơn.
(LSVN) - Trường hợp vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất mà các bên không thỏa thuận được giá trị di sản, mặc dù đã được Tòa án giải thích nhưng nguyên đơn và bị đơn đều khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào?
(LSVN) - Ngày 14/3/2022, TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND TP. Tuy Hòa về vụ “Tranh chấp xác định cha con” giữa nguyên đơn là anh Đ. (trú tại huyện L. tỉnh Vĩnh Long), bị đơn là ông K. (đã chết năm 2020 tại TP. Tuy Hòa). Việc Tòa án xác định người đã chết là bị đơn để ra bản án xác định bị đơn là cha của nguyên đơn là vi phạm thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình (xác định cha (đã chết) cho con) sai thẩm quyền, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.
(LSVN) - Khi thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải xác định đúng, chính xác đương sự, nhất là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Trong trường hợp xác định không đúng, đầy đủ bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, phán quyết của Tòa án có thể bị Tòa án cấp trên hủy theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.