CHIỀU
1.
SÁNG
1. Cách tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết phép năm thì khi nghỉ việc có được thanh toán tiền với những ngày chưa nghỉ không? Bạn đọc Q.Y. hỏi.
Ảnh minh họa.
Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.
Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:
Tiền nghỉ phép năm còn thừa = Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm x Số ngày phép còn thừa.
PHƯƠNG HOA
Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong CAND đủ điều kiện xử lý khi nào?
2. Hướng dẫn thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế online
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn số 1604/TCT-KK ngày 16/5/2022 về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia có kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Mục II Phụ lục 01 Công văn này hướng dẫn người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia như sau:
Bước 1: Người nộp thuế (NNT) sử dụng tài khoản điện tử đã được cấp để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia và chọn dịch vụ “Thay đổi thông tin đăng ký thuế”.
Bước 2: Cổng dịch vụ công Quốc gia định tuyến sang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 3: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kiểm tra người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế chưa và thực hiện:
- Trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế: Hiển thị thông báo trên màn hình yêu cầu NNT đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Trường hợp người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế: Hiển thị màn hình thay đổi thông tin đăng ký thuế để NNT khai thông tin điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
Bước 4: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để truy vấn các thông tin của cá nhân:
- Trường hợp người nộp thuế có thay đổi số giấy tờ tùy thân: Truy vấn theo thông tin số giấy tờ mới như sau:
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về không có dữ liệu: Hiển thị thông báo “NNT nhập không đúng thông tin đề nghị nhập lại” trên màn hình.
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về có đầy đủ dữ liệu: Hiển thị các thông tin của cá nhân tại CSDL Quốc gia về dân cư lên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST.
- Trường hợp người nộp thuế không thay đổi số giấy tờ tùy thân: Truy vấn theo số giấy tờ cũ như sau:
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về không có dữ liệu: Hiển thị thông báo “Thông tin NNT không có trên Cơ sở DLQG về dân cư, NNT liên hệ cơ quan công an để cập nhật thông tin vào Cơ sở DLQG về dân cư” trên màn hình. Đồng thời, cho phép người nộp thuế nhập thông tin điều chỉnh, bổ sung để tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi thông tin.
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về có đầy đủ dữ liệu: Hiển thị các thông tin của cá nhân tại CSDL Quốc gia về dân cư lên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST.
+ Trường hợp CSDL Quốc gia về dân cư trả về số giấy tờ mới khác số giấy tờ cũ: Hiển thị thông báo: “Yêu cầu NNT thay đổi giấy tờ cá nhân” để người nộp thuế khai thay đổi số giấy tờ tùy thân.
Bước 5: Người nộp thuế kiểm tra các thông tin đã được điền sẵn trên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST và bổ sung các thông tin khác không có trong CSDL Quốc gia về dân cư nếu có thay đổi (ngày cấp, nơi cấp, email, số điện thoại).
Trường hợp thông tin điền sẵn trên tờ khai đăng ký thuế khớp đúng với thông tin của cá nhân thì thực hiện bước 6.
Trường hợp thông tin điền sẵn trên tờ khai đăng ký thuế không khớp đúng với thông tin của cá nhân: Hệ thống hiển thị thông báo “Người nộp thuế không nộp hồ sơ đến cơ quan thuế và liên hệ với cơ quan công an cấp Phường/Xã nơi cá nhân đăng ký thường trú để được hướng dẫn điều chỉnh thông tin” và không cho người nộp thuế nộp hồ sơ.
Bước 6: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kiểm tra các quy tắc nghiệp vụ về thông tin nhận từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin người nộp thuế kê khai hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế được nộp cho cơ quan thuế thành công, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử (mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC) cho người nộp thuế trong thời hạn chậm nhất 15 phút kể từ thời điểm người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử, đồng thời phản hồi trạng thái “Hồ sơ được bộ phận một cửa trên hệ thống Cổng DVC, MCĐT Bộ ngành địa phương tiếp nhận để thụ lý” cho Cổng dịch vụ công Quốc gia. Thực hiện tiếp bước 7.
- Trường hợp thông tin chưa đúng về các quy tắc nghiệp vụ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện cảnh báo trên màn hình khai hồ sơ đăng ký thuế để người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử.
Bước 7: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế lưu hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử đã nộp thành công, đồng thời tự động chuyển thông tin về hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử của người nộp thuế vào hệ thống TMS ngay sau khi người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử thành công.
HÀ ANH
Hướng dẫn đăng ký thuế lần đầu online cho cá nhân không kinh doanh
3. Sẽ thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ 01/7
(LSVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Một trong những đề xuất đáng chú ý tại dự thảo là thay đổi địa bàn thuộc các vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.
Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh; Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu
Các địa phương từ vùng IV lên vùng III bao gồm các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Theo dự thảo nghị định, từ ngày 01/7, mức lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
PHƯƠNG HOA
Đề xuất sở hữu chung cư 50 năm: Cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ để tránh những hệ lụy phức tạp
4. Đề xuất mở rộng đối tượng làm tư vấn viên pháp luật
(LSVN) - Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật. Trong đó, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng làm tư vấn viên pháp luật.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện của tư vấn viên pháp luật theo hướng mở rộng cho đối tượng có bằng cử nhân ngành khoa học xã hội có thể trở thành tư vấn viên pháp luật; giảm bớt yêu cầu về thời gian công tác pháp luật từ 03 năm xuống còn 02 năm, hoặc có ít nhất 02 năm công tác tại tổ chức chủ quản và am hiểu pháp luật.
Trong mối liên hệ với pháp luật về Luật sư, trợ giúp pháp lý hiện hành và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới, các chức danh tư pháp đều phải qua đào tạo nghề, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động.
Do vậy, dự thảo Nghị định quy định tư vấn viên pháp luật phải tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hằng năm ít nhất là 08 giờ/năm. Nghĩa vụ này cũng áp dụng đối với cộng tác viên tư vấn pháp luật, Luật sư làm việc tại tổ chức tư vấn pháp luật. Phạm vi hoạt động của tư vấn viên dự kiến được mở rộng thêm việc đại diện, tham gia tố tụng theo cơ chế đại diện ủy quyền
Về Luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật, về cơ bản, dự thảo Nghị định hiện giữ nguyên cơ chế hiện nay đối với Luật sư hành nghề cá nhân làm việc tại Trung tâm Tư vấn pháp luật và cộng tác viên. Có ý kiến cho rằng cần có chính sách cụ thể thu hút Luật sư tham gia hoạt động của các Trung tâm Tư vấn pháp luật, mở rộng hình thức hoạt động cho Luật sư. Cũng có quan điểm cho rằng Luật sư tham gia mô hình tư vấn pháp luật theo Nghị định 77 có tính chất thiện nguyện nhiều hơn so với hoạt động hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp. Cơ chế hoạt động của cộng tác viên cũng cần rà soát, đảm bảo thực chất hơn, tránh tình trạng “đánh trống ghi tên”.
Cục Bổ trợ Tư pháp cho biết, đây là vấn đề cần trao đổi, thảo luận thêm để đảm bảo vừa thu hút đông đảo Luật sư, cộng tác viên tham gia tư vấn pháp luật phục vụ cộng đồng, vừa đảm bảo chế độ thù lao, đãi ngộ hợp lý.
Theo Cục Bổ trợ Tư pháp, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động tư vấn pháp luật và cho các tổ chức chủ quản, các Trung tâm tư vấn pháp luật triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất quản lý đối với tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật trên phạm vi toàn quốc. Việc triển khai Nghị định trong hơn 10 năm qua đã góp phần phát triển mạng lưới tổ chức tư vấn pháp luật tới hầu khắp các địa phương trong cả nước, đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, bảo đảm tính chủ động, trách nhiệm, góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội
Tính đến tháng 12/2021, cả nước có khoảng 200 Trung tâm tư vấn pháp luật được thành lập với gần 40 chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật, đăng ký hoạt động tại 62/63 tỉnh, thành phố; khoảng 3.200 người thực hiện tư vấn pháp luật, trong đó có trên 620 người được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, trên 100 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm, khoảng 2.500 người là cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động cũng nảy sinh một số vấn đề cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Theo đó, dự kiến dự thảo Nghị định được sửa đổi, bổ sung có cơ cấu 05 chương với tổng số 37 điều.
DUY ANH
Quy trình kỷ luật đối với trường hợp đảng viên là Ủy viên Trung ương
5. Cần kiểm soát hoạt động giết mổ, kinh doanh thịt chó
(LSVN) - Hiện nay, tình trạng trộm chó đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương, gây ra sự bức xúc và bất bình không chỉ đối với người dân. Rất nhiều vụ trộm chó xảy ra, gây hoang mang dư luận; đối tượng trộm chó rất manh động, liều lĩnh, chống trả quyết liệt khi bị vây bắt. Mặt khác, người dân tự tổ chức vây bắt đối tượng trộm chó và hành xử theo kiểu “luật rừng” khiến nhiều đối tượng trộm chó bị thương tích nặng, có trường hợp tử vong.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi, giết mổ, sử dụng thịt chó chưa qua kiểm dịch, kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe do thịt nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại; nhiễm kí sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào cả não và mắt.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn hạn chế nạn trộm chó thì phải luật hóa việc cấm ăn thịt chó và dẫn chứng nhiều nước trên thế giới cũng có quy định cấm ăn thịt chó như các nước ở châu Âu, Ấn Độ, Mỹ, Úc...Thế nhưng, ở nước ta thịt chó từ lâu là thức ăn rất ưa chuộng của không ít người dân; rất nhiều hàng quán mở ra để kinh doanh, buôn bán phục vụ thực khách. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều hàng quán móc nối với các đối tượng trộm chó để được cung ứng nguồn thực phẩm ổn định.
Vì vậy, việc đề xuất cấm ăn thịt chó để hạn chế nạn trộm chó là thiếu tính khả thi và không nhận được sự đồng tình ủng hộ của một bộ phận người dân.
Xuất phát từ thói quen, cho nên việc ăn thịt chó hay không là quyền của mỗi người dân, người dùng cứ dùng, người không ăn thì không ai được ép. Vấn đề ở chỗ là phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng thịt chó; người buôn bán thịt chó phải chịu trách nhiệm về nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc, không buôn bán thịt chó bị dịch bệnh hoặc do trộm cắp mà có…
Hàng quán đăng ký kinh doanh, buôn bán thịt chó phải văn minh, lịch sự; không giết mổ, bày bán tràn lan ở vỉa hè gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị. Cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở giết mổ, cũng như các cửa hàng kinh doanh, buôn bán thịt chó,…
Người tiêu dùng thịt chó phải tự nhận biết nguồn thực phẩm sạch để sử dụng an toàn, phòng tránh dịch bệnh; tẩy chay những hàng quán mất vệ sinh, mua bán thịt chó không rõ nguồn gốc,…
Việc vận động, tuyên truyền người dân không nên sử dụng thịt chó chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo chứ không thể ban hành quy định cấm, bởi nếu cấm sử dụng thịt chó thì sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thịt chó; tác hại của việc sử dụng thịt chó không an toàn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
ĐỖ VĂN NHÂN
Phải kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn
6.
1. Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội với 4 nhóm vấn đề
(LSVN) - Chiều 07/6, Quốc hội sẽ thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 4 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.
Thứ Ba, ngày 07/6/2022, theo dự kiến chương trình, buổi sáng, Quốc hội làm việc theo chương trình riêng. Buổi chiều, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc, bắt đầu từ chiều 07/6 đến hết ngày 09/6.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này sẽ được tổ chức theo cách thức lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì người đó có trách nhiệm trả lời.
Về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn, trên cơ sở các nguồn thông tin lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp đề xuất chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội; phiếu chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội; ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 qua Báo cáo của Ban Dân nguyện; những vấn đề nổi lên qua báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, nội dung cụ thể nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 thuộc 4 nhóm vấn đề lớn.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: Công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản.
Giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.
Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính gồm: Tình hình triển khai và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; công tác quản lý giá, mua sắm công và kiểm soát lạm phát theo nghị quyết của Quốc hội.
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Hoạt động của thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, giải pháp chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng thao túng, làm giá, đưa thông tin xuyên tạc, thiếu kiểm chứng, không chính xác ảnh hưởng đến thị trường. Giải pháp về xây dựng, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an toàn, bền vững trong thời gian tới.
Các biện pháp chống thất thu thuế, nhất là trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng gồm: Tình hình triển khai và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; việc phối hợp chính sách tài khóa về kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại; việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay chứng khoán, bất động sản và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Thực trạng và giải pháp phòng, chống tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải gồm: Tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc.
Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Về cách thức trả lời chất vấn, người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo. Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.
Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.
Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để nâng cao hiệu lực thi hành, làm cơ sở giám sát việc thực hiện.
NGUYỄN HOA
Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?
2. Chiều 07/6: HĐND TP. Hà Nội họp chuyên đề quyết nghị về công tác nhân sự
(LSVN) - Chiều nay (07/6), HĐND TP. Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tổ chức kỳ họp thứ 6 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ họp được tổ chức theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Theo thông báo, Thường trực HĐND TP. Hà Nội triệu tập kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
Kỳ họp chuyên đề khai mạc lúc 15 giờ 30 phút ngày 7/6/2022 tại trụ sở HĐND-UBND TP Hà Nội.
Như vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố đã tổ chức 3 kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, kịp thời theo thẩm quyền.
HÀ ANH
Quốc hội thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
3. Xét xử vụ người Việt bị sát hại ở Osaka (Nhật Bản): Tòa án ra phán quyết 12 năm tù giam
(LSVN) - Kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án du học sinh Việt Nam bị sát hại tại tỉnh Osaka vào tháng 8/2021, ngày 06/6, tòa án tỉnh Osaka đã tuyên án 12 năm tù giam đối với bị cáo người CH Dominicana.
Cảnh sát Osaka điều tra tại hiện trường vụ một công dân Việt Nam bị hành hung và đẩy xuống sông Dotonbori tử vong, ngày 02/8/2021. Ảnh: Mainichi/TTXVN.
Theo phóng viên tại Tokyo, tại phiên tòa xét xử bắt đầu từ ngày 16/5, bị cáo Alberto, quốc tịch CH Dominicana đã phủ nhận cáo buộc hành vi giết người đối với nạn nhân T.T.A. là du học sinh Việt Nam tại Osaka và cho rằng không cố tình giết người mà chỉ “phòng vệ chính đáng khi nạn nhân đã tấn công trước”.
Tuy nhiên, cơ quan công tố tỉnh Osaka đã chỉ ra các bằng chứng rõ ràng rằng bị cáo đã cố tình tấn công khi nạn nhân hoàn toàn không kháng cự, sau đó đẩy nạn nhân trong tình trạng kiệt sức xuống sông. Đây là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong sau đó, đồng thời đề nghị mức án đối với bị cáo là 18 năm tù giam.
Sau khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa đã kết luận mặc dù ban đầu bị cáo đã “phòng vệ chính đáng”, nhưng sau đó, bị cáo đã tấn công lại nạn nhân và không chịu dừng hành vi ngay cả khi nạn nhân không còn khả năng kháng cự, tiếp đó cố tình đẩy nạn nhân xuống sông trong tình trạng đã kiệt sức. Đó là hành vi bạo lực quá mức cần thiết để phòng vệ và là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong. Trên cơ sở đó, tòa án tỉnh Osaka đã tuyên mức án 12 năm tù giam đối với bị cáo, thấp hơn mức án của cơ quan công tố đã đề nghị.
Theo cáo trạng, ngày 02/8/2021, nghi phạm Alberto, quốc tịch CH Dominicana, 27 tuổi, không nghề nghiệp, không nơi cư trú cố định, đã đánh đập và đạp nạn nhân là T.T.A. (21 tuổi - thời điểm xảy ra vụ án), du học sinh quốc tịch Việt Nam xuống sông Dotonbori (khu Namba, Osaka, Nhật Bản), khiến nạn nhân tử vong vào tối cùng ngày. Sau đó ba ngày, cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt giữ hung thủ và khởi tố vì hành vi giết người.
TTXVN
Phải kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn
4. Quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Trong đó, Thông tư quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ.
Ảnh minh họa.
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư quy định C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT (mẫu cũ) được cấp đến hết ngày 31/10/2022.
C/O mẫu D này được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT .
Trước đó, Tổng cục Hải quan Công văn 1683/TCHQ-GSQL ngày 12/5/2022 về thời gian chuyển đổi thực hiện C/O mẫu D mới. Trong đó, hướng dẫn thực hiện đối với C/O mẫu D (bao gồm C/O truyền qua hệ thống một cửa quốc gia (C/O điện tử) và C/O bản giấy) cụ thể như sau:
- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới.
- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.
Như vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ nay đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới. Từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.
Thông tư 10/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/7/2022. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
MAI HUỆ
Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?
5. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
(LSVN) – Trong một vụ án hình sự, Cơ quan điều tra thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng trong vụ án. Nếu tài liệu, đồ vật thu thập trong vụ án không phải là vật chứng và không thuộc trường hợp cấm lưu hành, thì đương nhiên phải trả lại. Còn nếu tài liệu, đồ vật là vật chứng, thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách Nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, cần phải xác định rõ tài liệu, đồ vật nào là vật chứng, tài liệu, đồ vật nào không phải là vật chứng để có cơ sở xem xét, xử lý.
Ảnh minh họa.
Căn cứ để xác định và xử lý vật chứng là các quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 48 của Bộ luật Hình sự 2015 và các quy định tại Điều 89, Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, thực tế áp dụng các điều luật trên trong việc xử lý vật chứng khi xét xử các vụ án hình sự đôi khi còn lúng túng. Điển hình:
Trường hợp thứ nhất: Đối với các vụ án về đánh bạc và tổ chức đánh bạc, khi bị cơ quan Công an triệt phá tụ điểm đánh bạc, ngoài thu giữ tiền, điện thoại di động và các dụng cụ sử dụng để đánh bạc, còn thu giữ một số xe mô tô mà các bị cáo và các đối tượng khác sử dụng là phương tiện để đi đến địa điểm đánh bạc, sau đó bị bắt. Về nguyên tắc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì những “Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội” mới tịch thu sung quỹ Nhà nước, ngược lại thì xem xét trả lại cho bị cáo. Tuy nhiên, việc xác định như thế nào là vật chứng là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội còn có những cách hiểu khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng xe mô tô là phương tiện dùng vào việc phạm tội, nên cần tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước, vì cho rằng các bị cáo không thể đến địa điểm đánh bạc nếu không có xe, do đó, xe mô tô phải là phương tiện dùng vào việc phạm tội và phải bị tịch thu.
Quan điểm thứ hai, xác định xe mô tô trong trường hợp này không phải là phương tiện dùng vào việc phạm tội, nên không tịch thu, vì cho rằng phương tiện dùng vào việc phạm tội phải là một yếu tố của cấu thành tội phạm, trong tình huống này có hay không có xe mô tô, thì các bị cáo vẫn có thể thực hiện được hành vi phạm tội.
Theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp này, điều quan trọng phải chứng minh là việc sử dụng xe mô tô phải có liên hệ mật thiết với tội phạm thì mới gọi là công cụ, phương tiện phạm tội, tức là nếu không có xe thì không thể hoàn thành tội phạm trong tình huống cụ thể đó. Ngược lại, nếu xe mô tô chỉ là phương tiện di chuyển để đưa đến địa điểm đánh bạc và đi về, thì xác định là phương tiện nhưng không dùng vào việc phạm tội, nên phải trả lại cho bị cáo; nếu trường hợp có ý thức là chạy xe đến địa điểm đánh bạc để khi hết tiền có thể cầm cố, lấy tiền đó tiếp tục đánh bạc thì nó liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, nên cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước. Hoặc có trường hợp người tổ chức đánh bạc dùng xe mô tô để đưa đón con bạc từ điểm hẹn đến sòng bạc thì đây là phương tiện dùng vào việc phạm tội phải bị tịch thu.
Trường hợp thứ hai: Xử lý tài sản chung của vợ chồng thế nào khi một trong hai người sử dụng vào việc phạm tội. Ví dụ trong vụ án “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, có nội dung như sau: Nguyễn Thanh T. là đối tượng nghiện ma tuý. Vào ngày 08/3/2020, T. điều khiển xe mô tô BS 68B1- 276.75 chở bạn là Nguyễn Văn X. đi từ Rạch Giá đến địa bàn phường Thới An, quận Ô Môn mua ma túy đem về sử dụng. Sau khi mua được ma túy, trên đường về thì bị phát hiện bắt quả tang, thu giữ toàn bộ vật chứng có liên quan, trong đó có chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75. Kết quả điều tra xác định chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75 là do vợ của bị cáo T. tên Nguyễn Thị Kim P. mua lại của ông Võ Văn S. trong thời kỳ hôn nhân, việc mua bán xe có giấy tờ mua bán có công chứng, nhưng xe chưa sang tên theo quy định. Hàng ngày, chiếc xe trên do bà P. trực tiếp quản lý và sử dụng làm phương tiện đi lại trong gia đình. Việc T. sử dụng xe mô tô làm phương tiện đi mua ma túy, chị P. không biết. Có 02 quan điểm khác nhau trong quá trình xử lý đối với chiếc xe nêu trên:
Quan điểm thứ nhất: Chiếc xe mô tô là tài sản chung của vợ chồng T., bị cáo T. đã sử dụng chiếc xe mô tô này làm phương tiện để vận chuyển trái phép chất ma túy, do vậy cần áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước 1/2 giá trị chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75 tại thời điểm Cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá thành. Vì chiếc xe là tài sản chung của vợ chồng (tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân) nên mỗi người có quyền sở hữu 1/2 giá trị chiếc xe. Do đó, cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước phần bị cáo T được hưởng tại thời điểm bán đấu giá thành và trả lại chị P phần giá trị tài sản chị P được hưởng.
Quan điểm thứ hai: Chiếc xe mô tô 68B1- 276.75 là tài sản chung của vợ chồng T. nên theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 thì bị cáo T. và chị P. đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu chiếc xe mô tô này. Bị cáo T. đã sử dụng chiếc xe mô tô này làm phương tiện đi mua ma túy. Do vậy, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải tịch thu chiếc xe mô tô trên sung quỹ Nhà nước. Mặc dù chiếc xe này là tài sản chung của vợ chồng T. và chị P. (đây là tài sản chung chưa chia trong thời kỳ hôn nhân). Tuy nhiên, tài sản này chưa có quyết định hay văn bản nào có hiệu lực pháp luật thể hiện rằng bị cáo T. được 1/2 giá trị chiếc xe và chị P. được 1/2 giá trị chiếc xe (chưa xác định T. được hưởng bao nhiêu % giá trị chiếc xe khi chia tài sản chung của vợ chồng). Do đó, không thể khẳng định bị cáo T. được hưởng 1/2 giá trị chiếc xe. Đối với quyền lợi của chị P. thì có thể khởi kiện yêu cầu T. trả lại phần giá trị chiếc xe chị P. được hưởng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự vì bị cáo T. hoàn toàn có lỗi.
Theo quan điểm cá nhân, về mặt lý luận thì có thể trả lại 1/2 giá trị tài sản là tài sản chung vợ chồng nếu một người cố tình sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội mà người kia không biết hoặc không nhất trí. Tuy nhiên, nếu vật chứng là tài sản chung, thì cần phải làm rõ là tài sản chung hợp nhất hay tài sản chung theo phần. Nếu tài sản chung theo phần mà xác định tài sản đó dùng vào việc phạm tội, thì tịch thu nộp ngân sách Nhà nước phần tài sản của bị cáo. Nếu là tài sản chung hợp nhất, thì cần làm rõ tài sản chung hợp nhất có phân chia được hay không? Nếu tài sản chung hợp nhất không phân chia được và là tài sản duy nhất của gia đình, nếu bị tịch thu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên trong gia đình, thì xem xét không tịch thu. Ngoài ra, trong trường hợp này chị P là chủ sở hữu và là người quản lý hợp pháp chiếc xe này mặc dù tài sản là chiếc xe được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (là tài sản chung). Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì khi chia tài sản chung cần tính đến nhiều yếu tố như công sức đóng góp vào việc tạo lập lên khối tài sản đó... Quá trình điều tra, chị P. khẳng định đây là tài sản của chị P. mua lại của ông S., có giấy tờ mua bán chứng thực. Việc bị cáo T. sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội chị P. hoàn toàn không biết. Như vậy, theo điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cần thiết trả lại chiếc xe mô tô 68B1- 276.75 cho chi Nguyễn Thị Kim P. là phù hợp.
Thực tiễn trên cho thấy, vấn đề áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định như thế nào là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội và phải xử lý như thế nào còn có nhiều nhận thức và áp dụng khác nhau. Do đó, cần thiết phải có các văn bản hướng dẫn để từ đó thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
TRẦN TUÂN
Tòa án Quân sự Quân khu 9
Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết
6. Xử lý nghiêm hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng
(LSVN) - Để ngăn chặn hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng, cần thiết phải bổ sung yếu tố cấu thành tội phạm của tội 'Làm nhục người khác' như: đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội 'Làm nhục người khác' mà không cần thiết phải xem xét đến yếu tố khác có liên quan.
Camera ghi lại hình ảnh người đàn ông có hành vi sàm sỡ cô gái đang dừng xe giữa phố Yên Phụ, đường Thanh Niên tối 20/5.
Vừa qua, mạng xã hội facebook lan truyền một video ghi lại cảnh một người đàn ông đi xe mô tô SH, không đội mũ bảo hiểm chạy trên đường Hữu Nghị đoạn qua ngã ba Bắc Lý (TP. Đồng Hới) vào tối 03/6 và có hành vi thực hiện sàm sỡ, quấy rối phụ nữ. Trước đó, tối 20/5, camera giám sát tại ngã 3 Yên Phụ, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, quay lại cảnh hai cô gái dừng chờ ở giao lộ. Lúc này, một người đàn ông đi xe máy từ phía sau tiếp cận gần. Sau khoảng vài giây nhìn ngó, người này bất ngờ đụng chạm vào phần nhạy cảm của cô gái khiến nạn nhân sợ hãi.
Đây là 02 trong số rất nhiều vụ việc sàm sở, quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng được quay lại và đưa lên mạng xã hội. Lực lượng chức năng hiện nay đang truy xét đối tượng có hành vi "biến thái" để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều hành vi sàm sở, quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng nhưng chưa được phát hiện và xử lý. Nạn nhân chủ yếu là nữ giới, nhất là các cô gái ăn mặc hở hang, gợi cảm và đi lại ở những nơi vắng vẻ, ít người qua lại.
Thông thường, nạn nhân bị sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng thường cam chịu, ít khi lên tiếng. Nguyên nhân là do nhận thức còn hạn chế, chưa thấy được tính nghiêm trọng của hành vi đối với bản thân và xã hội hoặc do hậu quả xảy ra chưa lớn, sợ xấu hổ, mặc cảm hoặc lo gặp rắc rối nên ngại trình báo lực lượng chức năng để xử lý.
Đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng thường là những người thiếu văn hóa, coi thường pháp luật hoặc có vấn đề về bệnh lý, tâm lý trong cơ thể. Nếu không có biện pháp mạnh để xử lý, giáo dục và răn đe thì ngày càng nhiều hành vi sàm sở, quấy rối tình dục phụ nữ có thể xảy ra ở nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chính quyền địa phương.
Do đó, lực lượng Công an khi tiếp nhận thông tin về hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng thì phải lập ngay hồ sơ và tổ chức truy xét, rà soát đối tượng; phải kiên quyết tìm ra đối tượng đã thực hiện hành vi đáng xấu hổ này để xử lý nghiêm theo quy định. Không chỉ xử lý theo đúng pháp luật, mà thậm chí còn phải "bêu tên" ở nơi cư trú và trên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, giáo dục và ngăn ngừa hành vi vi phạm. Đồng thời, đối với một số đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng là do bệnh lý thì phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc (nếu có).
Để ngăn ngừa hành vi sàm sở, quấy rối tình dục thì phụ nữ nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục lịch sự, nhã nhặn, không nên quá gợi cảm, sexy hoặc "thiếu vải" khi đi ra nơi công cộng. Điều này sẽ tránh được việc gây thu hút, làm nảy sinh lòng ham muốn của người khác giới hoặc né được sự chú ý của kẻ "biến thái", đây là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Và nếu không may trở thành nạn nhận của kẻ 'biến thái" thì phải trình báo ngay và cung cấp các thông tin cần thiết như: biển số xe, đặc điểm nhận dạng, địa điểm xảy ra hành vi,… để lực lượng chức năng truy xét đối tượng. Nếu bắt được đối tượng thì phải tích cực phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý; đồng thời, phải yêu cầu đối tượng phải bồi thường danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tinh thần, nhất là việc công khai xin lỗi đối với mình.
Tại điểm đ, e khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng".
Ngoài ra, đối với hành vi quấy rối tình dục còn chịu biện pháp khắc phục hậu quả: "Buộc xin lỗi công khai trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu". Tuy nhiên hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể. Nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác, thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Do đó, để ngăn chặn hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng, cần thiết phải bổ sung yếu tố cấu thành tội phạm của tội 'Làm nhục người khác' như: đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội 'Làm nhục người khác' mà không cần thiết phải xem xét đến yếu tố khác có liên quan.
Có như vậy, mới có thể ngăn chặn các hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã và đang làm mất an ninh trật tự như hiện nay./.
ĐỖ VĂN NHÂN
Phải kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn
7. Đề xuất sở hữu chung cư 50 năm: Cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn để tránh những hệ lụy phức tạp
(LSVN) - Luật sư cho rằng, dưới góc độ pháp lý và thực tiễn, việc đề xuất điều chỉnh chung cư về thời hạn 50-70 năm cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn kinh tế, xã hội, luật pháp... trước khi đi đến quyết định để tránh những hệ lụy phức tạp về sau.
Vừa qua, trong đề cương Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đã đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như từ trước đến nay. Có 2 phương án được đề xuất, là sổ hồng cấp cho căn hộ chung cư sẽ có thời hạn lâu dài như hiện nay, hoặc sẽ có thời hạn 50 năm, 70 năm.
Lý do đưa ra đề xuất trên là, theo các quy định hiện hành, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình hoặc theo thời hạn sử dụng thực tế.
Liên quan đến dự thảo luật đề xuất quy định thời hạn sở hữu, sử dụng chung cư 50-70 năm, vừa qua đã có nhiều ý kiến trái chiều, theo đó, nhiều người bày tỏ lo ngại dự thảo nếu thành luật sẽ khiến họ mất tài sản, cuộc sống bấp bênh khi thời gian sở hữu hết hạn, tài sản dần mất giá theo thời gian. Ngược lại, ý kiến khác cho rằng việc quy định sở hữu chung cư có thời hạn sẽ giúp giá căn hộ giảm xuống.
Lý giải về đề xuất này, Bộ Xây dựng cho biết đề xuất mới này được tham khảo dựa trên kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, đáp ứng công tác chỉnh trang đô thị và phù hợp với pháp luật về dân sự. Việc này cũng sẽ có tác động đến giá bán nhà ở (giá bán sẽ giảm hơn so với sở hữu lâu dài), từ đó tạo điều kiện để người dân có tài chính trung bình có thể mua nhà; đáp ứng cho những người có nhu cầu sở hữu một thời hạn nhất định...
Trao đổi với Tạp chí Luật sư Việt Nam về một số quan điểm, ý kiến pháp lý liên quan đến đề xuất trên, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm cho biết hiện nay, về pháp lý liên quan đến chung cư đang theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai hiện hành. Theo đó, việc cấp "sổ hồng" cho các căn hộ chung cư ở Việt Nam hiện được chia thành hai loại. Những khu chung cư xây dựng trên đất thuê thương mại, dịch vụ thì cấp "sổ hồng" thời hạn 50 - 70 năm. Những khu chung cư xây dựng trên đất ở ổn định, lâu dài có "sổ hồng" thời hạn sử dụng là lâu dài, vĩnh viễn. Việc quản lý nhà chung cư theo các quy định đã có đều phân ra về thời hạn sở hữu đối với các loại chung cư theo thời gian khác nhau nhưng thiên về việc giải quyết vấn đề tài sản trên đất còn về quyền sử dụng đất chung vẫn là lâu dài như đất ở riêng lẻ.
Đối với đề xuất hiện tại quy định riêng về sổ hồng chung cư theo hướng có thời hạn 50-70 năm rõ ràng sẽ vướng mắc với chính về quyền sử dụng đất của Dự án xây dựng nhà chung cư đó. Bởi vì, phần lớn các tòa nhà chung cư được xây dựng trên đất ở lâu dài, vĩnh viễn, trong khi công trình nhà ở chung cư không thể tồn tại vĩnh viễn.
Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định hai chế độ sở hữu nhà: một là sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài, không thời hạn; hai là sở hữu nhà có thời hạn. Hầu hết công trình nhà ở chung cư hiện nay được xây dựng trên đất ở ổn định, lâu dài nên quyền sở hữu nhà ở trên đất là ổn định, lâu dài. Loại hình chung cư có các dạng khác nhau với chất lượng khác nhau nên không thể đánh đồng một thời hạn sử dụng là 50 năm hay 70 năm vì không tương thích với quyền sử dụng đất ở lâu dài của cư dân. Quy định thời hạn sử dụng cần bảo đảm quyền sử dụng căn hộ chung cư và cả quyền sử dụng đất. Ngoài ra, quy định của pháp luật ngoài việc quản lý nhà nước còn đảm bảo tối đa lợi ích của người dân. Đây là một vấn đề dân sinh rất lớn bởi hơn 50 năm tới sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sống tại các căn hộ chung cư. Quyết định này có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trong tương lai trong khi bất động sản là một tài sản lớn nhất của người Việt hiện nay.
Nếu xét về mục tiêu chính sách của nhà nước nếu muốn phát triển loại hình chung cư thì với đề xuất này vô tình sẽ ảnh hưởng đến giá trị của nhà chung cư theo quan điểm Á Đông thì người dân luôn coi loại hình nhà đất dù là chung cư hay nhà ở riêng lẻ đều mong muốn có thời hạn sở hữu lâu dài. Điều này làm cho người dân sẽ ảnh hưởng quyền lợi và cả thị trường bất động sản cũng bất ổn định vì chung cư phần lớn tập trung nhiều ở thành phố lớn nơi có quỹ đất hạn hẹp.
Với quan điểm của Bộ Xây dựng một khía cạnh rất phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng đối với các công trình xây dựng, tuy nhiên xét trên nhiều phương diện là chưa đủ. Vấn đề cốt lõi ở đây là sở hữu, quản lý, giá trị đất đai. Hiện nay có nhiều dự án nhà ở thương mại căn hộ có giá 60 - 80 triệu đồng/m2, giá trị căn hộ chỉ chiếm một phần trong tổng giá trị về đất. Sau khi hết 50 - 70 năm thu lại thì dân ở đâu, họ lại tiếp tục đi tạo dựng nhà ở.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm.
Luật sư Tú cho rằng: "Bên cạnh đó, đây là mối quan hệ dân sự giữa khách hàng với chủ đầu tư, không phải là mối quan hệ hành chính giữa Nhà nước và người dân. Bởi vậy nên cần phải thảo luận cho thấu đáo, quy định chi tiết. Ví dụ trong trường hợp sau 50 năm quyền sử dụng của dân hết trong khi quyền sử dụng khu đất xây chung cư vẫn còn thì khu đất này thuộc về ai? Vì theo Luật Đất đai năm 2013 thì chỉ có đất ở mới được xây nhà. Khi được giao đất làm dự án chủ đầu tư đã phải nộp tiền thuế đất cho Nhà nước. Nhà nước sẽ không được lấy lại sau 50 - 70 năm, còn đất lại thuộc về chủ đầu tư thì rất bất hợp lý. Như vậy, dưới góc độ pháp lý và thực tiễn, việc đề xuất điều chỉnh chung cư về thời hạn 50-70 năm cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn kinh tế, xã hội, luật pháp... rồi mới đi đến quyết định để tránh những hệ lụy phức tạp về sau".
Hiện nay về pháp lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho các căn hộ chung cư là vừa theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở, do đó cần có sự đồng bộ tránh mâu thuẫn của luật. "Vì vậy, nên chăng cần đưa ra vấn đề xử lý đối với chung cư khi hết hạn sử dụng nhà chung cư và phổ biến cho người dân rõ ràng về sản phẩm nhà chung cư hơn là đặt ra vấn đề sở hữu chung cư có thời hạn gây mâu thuẫn trong quy định pháp luật hiện hành và cả trong thực tiễn như đã phân tích ở trên. Việc áp dụng các quy định tương tự ở các nước khác cần có sự phù hợp với pháp luật và mục tiêu định hướng phát triển chính sách của nhà nước đối với loại hình nhà chung cư theo từng giai đoạn cụ thể nên chúng ta cần phải cẩn trọng để đưa ra các quyết sách đúng đắn để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước nhưng không xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người dân", Luật sư Tú nói.
TIẾN HƯNG
Hướng dẫn đăng ký thuế lần đầu online cho cá nhân không kinh doanh
CHIỀU
1. Đề xuất quy định về thỏa thuận nuôi con khi ly hôn
(LSVN) - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình. Trong đó, đề xuất quy định về thỏa thuận nuôi con khi ly hôn.
Ảnh minh họa.
Nghị quyết này hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014; Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
Cụ thể, tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết quy định về thỏa thuận nuôi con. Theo đó, khi giải quyết vụ án ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con chung thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Tòa án cân nhắc ý kiến của con và đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho người kia có điều kiện nuôi con tốt hơn trực tiếp nuôi dưỡng. Việc không lấy được ý kiến của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp lợi ích của trẻ em xung đột với lợi ích của bố mẹ thì ưu tiên bảo đảm lợi ích của con.
Khi xem xét quyền lợi mọi mặt của con thì Tòa án dựa vào đánh giá tổng hợp dựa theo các tiêu chí sau: Ý kiến của con; Quyền của trẻ được sống chung với người trực tiếp nuôi hoặc được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; mối quan hệ của trẻ với từng người cha hoặc mẹ; khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm cả khả năng bảo vệ trẻ khởi bị xâm hại, sao nhãng, bóc lột; mối quan tâm, chia sẻ của con; sự ổn định, liên tục và giảm thiểu sự xáo trộn với môi trường sống và giáo dục của trẻ; mong muốn của anh, chị, em (nếu có) được ở cùng nhau; ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của trẻ em.
Việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sự thân thiện và cách thức lấy ý kiến phù hợp để trẻ em có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; phải lấy ý kiến trẻ em tại Phòng họp riêng mà không có sự tham gia của cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ em.
Trường hợp cần thiết thì có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia để trẻ em thêm tự tin khi bày tỏ ý kiến.
- Không ép buộc trẻ em bày tỏ ý kiến; đồng thời không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ em khi bày tỏ ý kiến;
- Cân nhắc ý kiến của trẻ em một cách phù hợp theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Để hỗ trợ xây dựng đánh giá tổng quan theo khoản 2, Toà án cần, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 72 Luật Trẻ em năm 2016, yêu cầu cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tìm hiểu và cung cấp thông tin về tình trạng cá nhân và gia đình của đứa trẻ để đưa ra quyết định phù hợp.
MAI HUỆ
2. Đánh bạc trên sàn ngoại hối quốc tế: Tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' hay 'Tổ chức đánh bạc'?
(LSVN) - Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm mới, còn thiếu những văn bản hướng dẫn và quan điểm của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể còn những nội dung khác nhau. Việc xử lý các đối tượng về tội danh nào phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về cấu thành tội phạm. Trường hợp hành vi có dấu hiệu của nhiều tội danh thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải căn cứ vào phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội, căn cứ vào bản chất của hoạt động của sàn ngoại hối này để xác định tội danh và hình phạt cho phù hợp.
Cơ quan Công an làm việc với các đối tượng có liên quan.
Triệt phá đường dây đánh bạc 90 triệu USD qua sàn SFX Capital
Vừa qua, Bộ Công an cho biết, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phối hợp cùng Công an một số địa phương triệu tập 32 nghi phạm, thu 5 ôtô Cadillac, Range Rover, BMW, Lexus, Mercedes. Đây là đường dây đặt cược tài chính theo hình thức quyền chọn nhị phân BO qua sàn giao dịch SFX Capital.
Người chơi muốn tham gia đặt cược phải đăng ký tài khoản trên website sfxcapitals. Sàn SFX Capital sẽ cung cấp tỷ giá của 16 cặp ngoại hối chính gồm: USD/EUR, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD, EUR/GBP... và tỷ giá các cặp tiền kỹ thuật số như BTC/USD.
Các "con bạc" sẽ lựa chọn cặp ngoại hối, tiền kỹ thuật số để đặt cược tăng hoặc giảm trong một đơn vị thời gian; thường là 30 giây một lần cược, hoặc là mốc 3-5-15-30 phút. Khi đặt cược thắng, người chơi nhận về số tiền bằng số tiền cược sau khi trừ đi phí của sàn là 5-10% số tiền cược. Nếu thua, người chơi sẽ mất toàn bộ tiền đã đặt cược.
Cảnh sát xác định, tại thời điểm bị triệt phá, hệ thống SFX có 18.000 tài khoản tham gia cá cược, tổng số tiền giao dịch đánh bạc chừng 90 triệu USD, tương đương 2.160 tỉ đồng.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra vụ án mở rộng và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định.
Theo Cục An ninh mạng Bộ Công an, đây thực chất là hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng để chiếm đoạt tiền của người tham gia. Nhà chức trách cảnh báo người dân cần tỉnh táo, không để bị lôi kéo tham gia vào đường dây này.
Tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' hay 'Tổ chức đánh bạc'?
Trao đổi với Tạp chí Luật sư Việt Nam về một số vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề trên, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết phương thức tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép thông qua việc dự đoán tỷ giá số giữa các đồng tiền kỹ thuật số hiện nay khá phổ biến, nhiều đối tượng gọi là đầu tư chứng khoán quốc tế. Thậm chí nhiều đối tượng còn quảng cáo công khai, rầm rộ trực tiếp đến tin nhắn, điện thoại, mạng xã hội và nhiều web. Vì vậy việc phát hiện, xử lý các đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép thông qua hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế là cần thiết.
Theo quy định của pháp luật, hành vi tổ chức đánh bạc có mức hình phạt cao nhất đến 10 năm tù. Cụ thể, tội danh và hình phạt được quy định như sau:
Điều 322, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Như vây, đối với các hình thức tổ chức đánh bạc trên mạng internet thì các đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 332 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ năm năm đến 10 năm tù. Các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là: phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet để thực hiện hành vi phạm tội; tái phạm nguy hiểm; thu lợi bất chính số tiền từ 50 triệu đồng trở lên... Tất cả những tài sản do phạm tội mà có, các số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động tổ chức đánh bạc sẽ bị nhà nước thu hồi, xung công quỹ nhà nước.
Đối với các đối tượng tham gia đánh bạc thì cũng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt có thể tới 07 năm tù. Tùy vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà những người tham gia đánh bạc trái phép sẽ có những mức hình phạt khác nhau.
"Một điều cũng cần lưu ý là trường hợp các đối tượng đánh bạc bằng tiền ảo, đồng tiền chưa được pháp luật thừa nhận thì không có căn cứ để xử lý, tuy nhiên nếu đồng tiền đó có thể quy đổi được ra tiền Việt thì đây là căn cứ để xác định tỷ lệ đặt cược, giá trị cực và là căn cứ để xác định hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép", Luật sư Cường cho biết.
Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm mới, còn thiếu những văn bản hướng dẫn và quan điểm của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể còn những nội dung khác nhau. Tuy nhiên việc xử lý các đối tượng về tội danh nào thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về cấu thành tội phạm. Trường hợp hành vi có dấu hiệu của nhiều tội danh thì cần phải xem xét hành vi điển hình, mục đích thực hiện hành vi và áp dụng cấu thành tội phạm theo hướng "quy phạm thu hút" để xác định tội danh cho chính xác.
Dù là xử lý về tội "Tổ chức đánh bạc" hay tội "Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản" thì các đối tượng này sẽ đều bị thu hồi toàn bộ tài sản do phạm tội mà có. Tuy nhiên tội "Tổ chức đánh bạc" và tội "Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản" có mức hình phạt rất khác nhau. Vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng cần phải căn cứ vào phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội, căn cứ vào bản chất của hoạt động của sàn ngoại hối này để xác định tội danh và hình phạt cho phù hợp.
TIẾN HƯNG
Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết
3. Quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Trong đó, Thông tư quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ.
Ảnh minh họa.
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư quy định C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT (mẫu cũ) được cấp đến hết ngày 31/10/2022.
C/O mẫu D này được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT .
Trước đó, Tổng cục Hải quan Công văn 1683/TCHQ-GSQL ngày 12/5/2022 về thời gian chuyển đổi thực hiện C/O mẫu D mới. Trong đó, hướng dẫn thực hiện đối với C/O mẫu D (bao gồm C/O truyền qua hệ thống một cửa quốc gia (C/O điện tử) và C/O bản giấy) cụ thể như sau:
- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới.
- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.
Như vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ nay đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới. Từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.
Thông tư 10/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/7/2022. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
MAI HUỆ
Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?
Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị
(LSVN) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, trong đó sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Bộ Xây dựng cho biết, quy định yêu cầu về xây dựng Chương trình phát triển đô thị đang được quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP; tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về Chương trình này tại Nghị định mà chỉ được quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tại Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13 quy định Chương trình phát triển đô thị làm cơ sở để phân loại đô thị. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp đô thị. Đồng thời, để triển khai những định hướng, chỉ đạo mới về phát triển đô thị như phát triển đô thị sinh thái, tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; bảo đảm cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã, thị trấn và khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai. Để thống nhất các nội dung, quy định tại một Nghị định của Chính phủ, cần thiết phải bổ sung quy định cụ thể về Chương trình phát triển đô thị vào dự thảo Nghị định.
Dự thảo bổ sung "Điều 3a. Chương trình phát triển đô thị". Theo đó, chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, được lập cho các đối tượng sau: Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Thành phố, thị xã, thị trấn trực thuộc tỉnh hoặc trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương; đồng bộ với các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
Chương trình phát triển đô thị phải xác định được: Chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm; cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình; chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị; các chương trình, đề án trọng tâm về phát triển đô thị sinh thái, tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...
Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị mới trong tương lai từ đơn vị hành chính nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị mới. Trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày thành lập đơn vị hành chính đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị và phê duyệt theo quy định.
Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 5 năm hoặc cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch quy định.
PV
Phải kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn
4. Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Boris Johnson
(LSVN) - Chủ tịch Ủy ban 1922 - cơ quan giám sát việc bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ, Graham Brady cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của các nghị sĩ đảng Bảo thủ trong chiều 06/6, giờ địa phương.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sau một cuộc họp tại nhà số 10 Phố Downing ở London. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN.
Trong thư gửi các nghị sĩ đảng Bảo thủ, ông Brady nêu rõ: "Tỷ lệ ủng hộ của đảng trong quốc hội về việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với lãnh đạo đảng Bảo thủ đã vượt ngưỡng 15%. Theo quy định, cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức từ 18h-20h ngày 06/6, các chi tiết sẽ được xác nhận sau".
Ông Brady cho biết việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành ngay sau đó, trong khi thời điểm công bố kết quả sẽ được quyết định sau khi có các ý kiến tham vấn.
Ông Johnson được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh năm 2019, hiện đang chịu áp lực ngày càng tăng liên quan đến những báo cáo cho biết ông đã tổ chức tiệc tùng tại phòng làm việc và nhà riêng vào thời điểm nước Anh bị áp đặt các lệnh phong tỏa chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Hàng chục nghị sĩ trong đảng Bảo thủ đã bày tỏ lo ngại rằng nhà lãnh đạo Anh đã để mất quyền lực điều hành nước Anh, vốn đang đối mặt với nhiều vấn đề như nguy cơ suy thoái, giá nhiên liệu và thực phẩm gia tăng.
TTXVN
Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?
SÁNG
1. Cách tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết phép năm thì khi nghỉ việc có được thanh toán tiền với những ngày chưa nghỉ không? Bạn đọc Q.Y. hỏi.
Ảnh minh họa.
Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.
Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:
Tiền nghỉ phép năm còn thừa = Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm x Số ngày phép còn thừa.
PHƯƠNG HOA
Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong CAND đủ điều kiện xử lý khi nào?
2. Hướng dẫn thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế online
(LSVN) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn số 1604/TCT-KK ngày 16/5/2022 về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia có kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Mục II Phụ lục 01 Công văn này hướng dẫn người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia như sau:
Bước 1: Người nộp thuế (NNT) sử dụng tài khoản điện tử đã được cấp để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia và chọn dịch vụ “Thay đổi thông tin đăng ký thuế”.
Bước 2: Cổng dịch vụ công Quốc gia định tuyến sang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 3: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kiểm tra người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế chưa và thực hiện:
- Trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế: Hiển thị thông báo trên màn hình yêu cầu NNT đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Trường hợp người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế: Hiển thị màn hình thay đổi thông tin đăng ký thuế để NNT khai thông tin điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
Bước 4: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để truy vấn các thông tin của cá nhân:
- Trường hợp người nộp thuế có thay đổi số giấy tờ tùy thân: Truy vấn theo thông tin số giấy tờ mới như sau:
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về không có dữ liệu: Hiển thị thông báo “NNT nhập không đúng thông tin đề nghị nhập lại” trên màn hình.
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về có đầy đủ dữ liệu: Hiển thị các thông tin của cá nhân tại CSDL Quốc gia về dân cư lên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST.
- Trường hợp người nộp thuế không thay đổi số giấy tờ tùy thân: Truy vấn theo số giấy tờ cũ như sau:
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về không có dữ liệu: Hiển thị thông báo “Thông tin NNT không có trên Cơ sở DLQG về dân cư, NNT liên hệ cơ quan công an để cập nhật thông tin vào Cơ sở DLQG về dân cư” trên màn hình. Đồng thời, cho phép người nộp thuế nhập thông tin điều chỉnh, bổ sung để tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi thông tin.
+ Trường hợp truy vấn thông tin trả về có đầy đủ dữ liệu: Hiển thị các thông tin của cá nhân tại CSDL Quốc gia về dân cư lên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST.
+ Trường hợp CSDL Quốc gia về dân cư trả về số giấy tờ mới khác số giấy tờ cũ: Hiển thị thông báo: “Yêu cầu NNT thay đổi giấy tờ cá nhân” để người nộp thuế khai thay đổi số giấy tờ tùy thân.
Bước 5: Người nộp thuế kiểm tra các thông tin đã được điền sẵn trên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST và bổ sung các thông tin khác không có trong CSDL Quốc gia về dân cư nếu có thay đổi (ngày cấp, nơi cấp, email, số điện thoại).
Trường hợp thông tin điền sẵn trên tờ khai đăng ký thuế khớp đúng với thông tin của cá nhân thì thực hiện bước 6.
Trường hợp thông tin điền sẵn trên tờ khai đăng ký thuế không khớp đúng với thông tin của cá nhân: Hệ thống hiển thị thông báo “Người nộp thuế không nộp hồ sơ đến cơ quan thuế và liên hệ với cơ quan công an cấp Phường/Xã nơi cá nhân đăng ký thường trú để được hướng dẫn điều chỉnh thông tin” và không cho người nộp thuế nộp hồ sơ.
Bước 6: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kiểm tra các quy tắc nghiệp vụ về thông tin nhận từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin người nộp thuế kê khai hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế được nộp cho cơ quan thuế thành công, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử (mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC) cho người nộp thuế trong thời hạn chậm nhất 15 phút kể từ thời điểm người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử, đồng thời phản hồi trạng thái “Hồ sơ được bộ phận một cửa trên hệ thống Cổng DVC, MCĐT Bộ ngành địa phương tiếp nhận để thụ lý” cho Cổng dịch vụ công Quốc gia. Thực hiện tiếp bước 7.
- Trường hợp thông tin chưa đúng về các quy tắc nghiệp vụ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện cảnh báo trên màn hình khai hồ sơ đăng ký thuế để người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử.
Bước 7: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế lưu hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử đã nộp thành công, đồng thời tự động chuyển thông tin về hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử của người nộp thuế vào hệ thống TMS ngay sau khi người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử thành công.
HÀ ANH
Hướng dẫn đăng ký thuế lần đầu online cho cá nhân không kinh doanh
3. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
(LSVN) – Trong một vụ án hình sự, Cơ quan điều tra thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng trong vụ án. Nếu tài liệu, đồ vật thu thập trong vụ án không phải là vật chứng và không thuộc trường hợp cấm lưu hành, thì đương nhiên phải trả lại. Còn nếu tài liệu, đồ vật là vật chứng, thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách Nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, cần phải xác định rõ tài liệu, đồ vật nào là vật chứng, tài liệu, đồ vật nào không phải là vật chứng để có cơ sở xem xét, xử lý.
Ảnh minh họa.
Căn cứ để xác định và xử lý vật chứng là các quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 48 của Bộ luật Hình sự 2015 và các quy định tại Điều 89, Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, thực tế áp dụng các điều luật trên trong việc xử lý vật chứng khi xét xử các vụ án hình sự đôi khi còn lúng túng. Điển hình:
Trường hợp thứ nhất: Đối với các vụ án về đánh bạc và tổ chức đánh bạc, khi bị cơ quan Công an triệt phá tụ điểm đánh bạc, ngoài thu giữ tiền, điện thoại di động và các dụng cụ sử dụng để đánh bạc, còn thu giữ một số xe mô tô mà các bị cáo và các đối tượng khác sử dụng là phương tiện để đi đến địa điểm đánh bạc, sau đó bị bắt. Về nguyên tắc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì những “Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội” mới tịch thu sung quỹ Nhà nước, ngược lại thì xem xét trả lại cho bị cáo. Tuy nhiên, việc xác định như thế nào là vật chứng là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội còn có những cách hiểu khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng xe mô tô là phương tiện dùng vào việc phạm tội, nên cần tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước, vì cho rằng các bị cáo không thể đến địa điểm đánh bạc nếu không có xe, do đó, xe mô tô phải là phương tiện dùng vào việc phạm tội và phải bị tịch thu.
Quan điểm thứ hai, xác định xe mô tô trong trường hợp này không phải là phương tiện dùng vào việc phạm tội, nên không tịch thu, vì cho rằng phương tiện dùng vào việc phạm tội phải là một yếu tố của cấu thành tội phạm, trong tình huống này có hay không có xe mô tô, thì các bị cáo vẫn có thể thực hiện được hành vi phạm tội.
Theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp này, điều quan trọng phải chứng minh là việc sử dụng xe mô tô phải có liên hệ mật thiết với tội phạm thì mới gọi là công cụ, phương tiện phạm tội, tức là nếu không có xe thì không thể hoàn thành tội phạm trong tình huống cụ thể đó. Ngược lại, nếu xe mô tô chỉ là phương tiện di chuyển để đưa đến địa điểm đánh bạc và đi về, thì xác định là phương tiện nhưng không dùng vào việc phạm tội, nên phải trả lại cho bị cáo; nếu trường hợp có ý thức là chạy xe đến địa điểm đánh bạc để khi hết tiền có thể cầm cố, lấy tiền đó tiếp tục đánh bạc thì nó liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, nên cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước. Hoặc có trường hợp người tổ chức đánh bạc dùng xe mô tô để đưa đón con bạc từ điểm hẹn đến sòng bạc thì đây là phương tiện dùng vào việc phạm tội phải bị tịch thu.
Trường hợp thứ hai: Xử lý tài sản chung của vợ chồng thế nào khi một trong hai người sử dụng vào việc phạm tội. Ví dụ trong vụ án “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, có nội dung như sau: Nguyễn Thanh T. là đối tượng nghiện ma tuý. Vào ngày 08/3/2020, T. điều khiển xe mô tô BS 68B1- 276.75 chở bạn là Nguyễn Văn X. đi từ Rạch Giá đến địa bàn phường Thới An, quận Ô Môn mua ma túy đem về sử dụng. Sau khi mua được ma túy, trên đường về thì bị phát hiện bắt quả tang, thu giữ toàn bộ vật chứng có liên quan, trong đó có chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75. Kết quả điều tra xác định chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75 là do vợ của bị cáo T. tên Nguyễn Thị Kim P. mua lại của ông Võ Văn S. trong thời kỳ hôn nhân, việc mua bán xe có giấy tờ mua bán có công chứng, nhưng xe chưa sang tên theo quy định. Hàng ngày, chiếc xe trên do bà P. trực tiếp quản lý và sử dụng làm phương tiện đi lại trong gia đình. Việc T. sử dụng xe mô tô làm phương tiện đi mua ma túy, chị P. không biết. Có 02 quan điểm khác nhau trong quá trình xử lý đối với chiếc xe nêu trên:
Quan điểm thứ nhất: Chiếc xe mô tô là tài sản chung của vợ chồng T., bị cáo T. đã sử dụng chiếc xe mô tô này làm phương tiện để vận chuyển trái phép chất ma túy, do vậy cần áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước 1/2 giá trị chiếc xe mô tô BS 68B1- 276.75 tại thời điểm Cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá thành. Vì chiếc xe là tài sản chung của vợ chồng (tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân) nên mỗi người có quyền sở hữu 1/2 giá trị chiếc xe. Do đó, cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước phần bị cáo T được hưởng tại thời điểm bán đấu giá thành và trả lại chị P phần giá trị tài sản chị P được hưởng.
Quan điểm thứ hai: Chiếc xe mô tô 68B1- 276.75 là tài sản chung của vợ chồng T. nên theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 thì bị cáo T. và chị P. đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu chiếc xe mô tô này. Bị cáo T. đã sử dụng chiếc xe mô tô này làm phương tiện đi mua ma túy. Do vậy, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải tịch thu chiếc xe mô tô trên sung quỹ Nhà nước. Mặc dù chiếc xe này là tài sản chung của vợ chồng T. và chị P. (đây là tài sản chung chưa chia trong thời kỳ hôn nhân). Tuy nhiên, tài sản này chưa có quyết định hay văn bản nào có hiệu lực pháp luật thể hiện rằng bị cáo T. được 1/2 giá trị chiếc xe và chị P. được 1/2 giá trị chiếc xe (chưa xác định T. được hưởng bao nhiêu % giá trị chiếc xe khi chia tài sản chung của vợ chồng). Do đó, không thể khẳng định bị cáo T. được hưởng 1/2 giá trị chiếc xe. Đối với quyền lợi của chị P. thì có thể khởi kiện yêu cầu T. trả lại phần giá trị chiếc xe chị P. được hưởng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự vì bị cáo T. hoàn toàn có lỗi.
Theo quan điểm cá nhân, về mặt lý luận thì có thể trả lại 1/2 giá trị tài sản là tài sản chung vợ chồng nếu một người cố tình sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội mà người kia không biết hoặc không nhất trí. Tuy nhiên, nếu vật chứng là tài sản chung, thì cần phải làm rõ là tài sản chung hợp nhất hay tài sản chung theo phần. Nếu tài sản chung theo phần mà xác định tài sản đó dùng vào việc phạm tội, thì tịch thu nộp ngân sách Nhà nước phần tài sản của bị cáo. Nếu là tài sản chung hợp nhất, thì cần làm rõ tài sản chung hợp nhất có phân chia được hay không? Nếu tài sản chung hợp nhất không phân chia được và là tài sản duy nhất của gia đình, nếu bị tịch thu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên trong gia đình, thì xem xét không tịch thu. Ngoài ra, trong trường hợp này chị P là chủ sở hữu và là người quản lý hợp pháp chiếc xe này mặc dù tài sản là chiếc xe được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (là tài sản chung). Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì khi chia tài sản chung cần tính đến nhiều yếu tố như công sức đóng góp vào việc tạo lập lên khối tài sản đó... Quá trình điều tra, chị P. khẳng định đây là tài sản của chị P. mua lại của ông S., có giấy tờ mua bán chứng thực. Việc bị cáo T. sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội chị P. hoàn toàn không biết. Như vậy, theo điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cần thiết trả lại chiếc xe mô tô 68B1- 276.75 cho chi Nguyễn Thị Kim P. là phù hợp.
Thực tiễn trên cho thấy, vấn đề áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định như thế nào là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội và phải xử lý như thế nào còn có nhiều nhận thức và áp dụng khác nhau. Do đó, cần thiết phải có các văn bản hướng dẫn để từ đó thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
TRẦN TUÂN
Tòa án Quân sự Quân khu 9
Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết
4. Xử lý nghiêm hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng
(LSVN) - Để ngăn chặn hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng, cần thiết phải bổ sung yếu tố cấu thành tội phạm của tội 'Làm nhục người khác' như: đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội 'Làm nhục người khác' mà không cần thiết phải xem xét đến yếu tố khác có liên quan.
Camera ghi lại hình ảnh người đàn ông có hành vi sàm sỡ cô gái đang dừng xe giữa phố Yên Phụ, đường Thanh Niên tối 20/5.
Vừa qua, mạng xã hội facebook lan truyền một video ghi lại cảnh một người đàn ông đi xe mô tô SH, không đội mũ bảo hiểm chạy trên đường Hữu Nghị đoạn qua ngã ba Bắc Lý (TP. Đồng Hới) vào tối 03/6 và có hành vi thực hiện sàm sỡ, quấy rối phụ nữ. Trước đó, tối 20/5, camera giám sát tại ngã 3 Yên Phụ, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, quay lại cảnh hai cô gái dừng chờ ở giao lộ. Lúc này, một người đàn ông đi xe máy từ phía sau tiếp cận gần. Sau khoảng vài giây nhìn ngó, người này bất ngờ đụng chạm vào phần nhạy cảm của cô gái khiến nạn nhân sợ hãi.
Đây là 02 trong số rất nhiều vụ việc sàm sở, quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng được quay lại và đưa lên mạng xã hội. Lực lượng chức năng hiện nay đang truy xét đối tượng có hành vi "biến thái" để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều hành vi sàm sở, quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng nhưng chưa được phát hiện và xử lý. Nạn nhân chủ yếu là nữ giới, nhất là các cô gái ăn mặc hở hang, gợi cảm và đi lại ở những nơi vắng vẻ, ít người qua lại.
Thông thường, nạn nhân bị sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng thường cam chịu, ít khi lên tiếng. Nguyên nhân là do nhận thức còn hạn chế, chưa thấy được tính nghiêm trọng của hành vi đối với bản thân và xã hội hoặc do hậu quả xảy ra chưa lớn, sợ xấu hổ, mặc cảm hoặc lo gặp rắc rối nên ngại trình báo lực lượng chức năng để xử lý.
Đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng thường là những người thiếu văn hóa, coi thường pháp luật hoặc có vấn đề về bệnh lý, tâm lý trong cơ thể. Nếu không có biện pháp mạnh để xử lý, giáo dục và răn đe thì ngày càng nhiều hành vi sàm sở, quấy rối tình dục phụ nữ có thể xảy ra ở nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chính quyền địa phương.
Do đó, lực lượng Công an khi tiếp nhận thông tin về hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng thì phải lập ngay hồ sơ và tổ chức truy xét, rà soát đối tượng; phải kiên quyết tìm ra đối tượng đã thực hiện hành vi đáng xấu hổ này để xử lý nghiêm theo quy định. Không chỉ xử lý theo đúng pháp luật, mà thậm chí còn phải "bêu tên" ở nơi cư trú và trên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, giáo dục và ngăn ngừa hành vi vi phạm. Đồng thời, đối với một số đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục ở nơi công cộng là do bệnh lý thì phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc (nếu có).
Để ngăn ngừa hành vi sàm sở, quấy rối tình dục thì phụ nữ nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục lịch sự, nhã nhặn, không nên quá gợi cảm, sexy hoặc "thiếu vải" khi đi ra nơi công cộng. Điều này sẽ tránh được việc gây thu hút, làm nảy sinh lòng ham muốn của người khác giới hoặc né được sự chú ý của kẻ "biến thái", đây là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Và nếu không may trở thành nạn nhận của kẻ 'biến thái" thì phải trình báo ngay và cung cấp các thông tin cần thiết như: biển số xe, đặc điểm nhận dạng, địa điểm xảy ra hành vi,… để lực lượng chức năng truy xét đối tượng. Nếu bắt được đối tượng thì phải tích cực phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý; đồng thời, phải yêu cầu đối tượng phải bồi thường danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tinh thần, nhất là việc công khai xin lỗi đối với mình.
Tại điểm đ, e khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng".
Ngoài ra, đối với hành vi quấy rối tình dục còn chịu biện pháp khắc phục hậu quả: "Buộc xin lỗi công khai trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu". Tuy nhiên hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể. Nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác, thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Do đó, để ngăn chặn hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng, cần thiết phải bổ sung yếu tố cấu thành tội phạm của tội 'Làm nhục người khác' như: đối tượng có hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội 'Làm nhục người khác' mà không cần thiết phải xem xét đến yếu tố khác có liên quan.
Có như vậy, mới có thể ngăn chặn các hành vi sàm sở, quấy rối tình dục nơi công cộng đã và đang làm mất an ninh trật tự như hiện nay./.
ĐỖ VĂN NHÂN
Phải kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn
5. 4 nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3
(LSVN) - Chiều 07/6, Quốc hội sẽ thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 4 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc, bắt đầu từ chiều 07/6 đến hết ngày 09/6.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này sẽ được tổ chức theo cách thức lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì người đó có trách nhiệm trả lời.
Về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn, trên cơ sở các nguồn thông tin lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp đề xuất chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội; phiếu chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội; ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 qua Báo cáo của Ban Dân nguyện; những vấn đề nổi lên qua báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, nội dung cụ thể nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 thuộc 4 nhóm vấn đề lớn.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: Công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản.
Giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.
Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính gồm: Tình hình triển khai và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; công tác quản lý giá, mua sắm công và kiểm soát lạm phát theo nghị quyết của Quốc hội.
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Hoạt động của thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, giải pháp chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng thao túng, làm giá, đưa thông tin xuyên tạc, thiếu kiểm chứng, không chính xác ảnh hưởng đến thị trường. Giải pháp về xây dựng, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an toàn, bền vững trong thời gian tới.
Các biện pháp chống thất thu thuế, nhất là trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng gồm: Tình hình triển khai và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; việc phối hợp chính sách tài khóa về kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại; việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay chứng khoán, bất động sản và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Thực trạng và giải pháp phòng, chống tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải gồm: Tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc.
Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Về cách thức trả lời chất vấn, người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo. Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.
Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.
Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để nâng cao hiệu lực thi hành, làm cơ sở giám sát việc thực hiện.
NGUYỄN HOA
Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?
6. Chiều 07/6: HĐND TP. Hà Nội họp chuyên đề quyết nghị về công tác nhân sự
(LSVN) - Chiều nay (07/6), HĐND TP. Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tổ chức kỳ họp thứ 6 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ họp được tổ chức theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Theo thông báo, Thường trực HĐND TP. Hà Nội triệu tập kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
Kỳ họp chuyên đề khai mạc lúc 15 giờ 30 phút ngày 7/6/2022 tại trụ sở HĐND-UBND TP Hà Nội.
Như vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố đã tổ chức 3 kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, kịp thời theo thẩm quyền.
HÀ ANH
Quốc hội thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí