/
/ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư hỗ trợ Luật sư tự tin trong giao tiếp xã hội và trong hành nghề 

Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư hỗ trợ Luật sư tự tin trong giao tiếp xã hội và trong hành nghề 

17/11/2022 16:14 |2 năm trước

(LSVN) - Khi tham gia bào chữa cho bị cáo, người Luật sư có được tiếp xúc, trao đổi nghiệp vụ với Thẩm phán, Kiểm sát viên giải quyết vụ án đó hay không. Hay người Luật sư sẽ ửng xử thế nào khi đồng nghiệp là Luật sư đã hướng tập sự cho mình tham gia bảo vệ cho khách hàng đối lập… Có lẽ đây chỉ là số ít trong rất nhiều những băn khoăn, do dự của Luật sư trong bước đường hành nghề. Chúng ta có thể tìm thấy lời giải đáp, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

 

 

Ảnh minh họa.

Bộ Quy tắc có các quy tắc chung quy định về sứ mệnh nghề nghiệp, các nguyên tắc chung thể hiện các giá trị cốt lõi của nghề Luật sư như nguyên tắc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng, bảo đảm tính độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan khi hành nghề.

Nhóm Quy tắc hướng dẫn ứng xử mang tính chất tùy nghi giao quyền lựa chọn cho Luật sư một trong các ứng xử của Người Luật sư trong trường hợp đó. Ví dụ: Khi có xung đột về lợi ích trong một số trường hợp người Luật sư vẫn có quyền tiếp tục thực hiện dịch vụ pháp lý nếu đã thông báo cho khách hàng biết sự xung đột đó và được khách hàng đồng ý bằng văn bản (Quy tắc 15.4). 

Nhóm Quy tắc hướng dẫn và buộc người Luật sư phải thực hiện. Ví dụ: Trường hợp có xung đột về lợi ích mặc dù khách hàng đã biết, đã có sự đồng ý, yêu cầu bằng văn bản nhưng người Luật sư vẫn phải từ chối thực hiện hoặc từ chối tiếp tục thực hiện nếu đó là các vụ án, vụ việc tố tụng (Quy tắc 15.4.2).

Nhóm các Quy tắc yêu cầu người Luật sư buộc phải thực hiện, cấm không được thực hiện. Đây là quy định mang tính chất nghiêm khắc nhất đối với người Luật sư, trường hợp Luật sư cố tình vượt qua, vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật thậm chí sẽ bị kỷ luật ở mức độ cao nhất theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư. Ví dụ: Bộ Quy tắc cấm Luật sư hứa hẹn kết quả khi tham gia bào chữa trong vụ án hình sự. Cấm Luật sư nhận vụ việc ngoài khả năng, năng lực của Luật sư. Cấm Luật sư vu khống, đe dọa đồng nghiệp,…

Nghề Luật sư là nghề khó và cũng có tính chất rủi ro nghề nghiệp cao việc Bộ Quy tắc chỉ rõ, hỗ trợ, hướng dẫn Luật sư ứng xử thế nào là phù hợp, ứng xử thế nào là không phù hợp; chỉ rõ hành vi được khuyến khích thực hiện, hành vi bị cấm thực hiện…

Điều đó đã hỗ trợ người Luật sư tự tin trong giao tiếp xã hội và trong hành nghề vì không phải lúc nào người Luật sư cũng có thể nhận thức được việc mình như vậy là phù hợp hay không phù hợp, thực hiện như vậy là đúng hay sai…

Luật sư TRẦN VĂN AN

Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Trưởng Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang

Luật sư với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Loan B T Thanh