(LSVN) - Luật sư A nhận thực hiện mọi vụ, việc theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên thực tế, vụ, việc nào không giải quyết được thì Luật sư A chuyển giao hoặc thuê lại Luật sư khác làm thay. Vậy, theo quy định, Luật sư có được chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho Luật sư khác làm thay không?
(LSVN) - Tôi là Luật sư, hiện đang có một số vướng mắc, thắc mắc liên quan cách hiểu tình trạng “Xung đột lợi ích” theo Quy tắc 15 về xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Vậy, tôi muốn được giải đáp, hỗ trợ cũng như tìm tài liệu giải thích rõ hơn về quy định này để áp dụng vào công việc thì tôi có thể hỏi và nhận được sự giải đáp, giải thích ở đâu.
(LSVN) - Tôi và gia đình ông G. có tranh chấp quyền sử dụng đất. Tôi có nhờ Luật sư Q. tư vấn và đại diện thực hiện các thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, mới đây tôi có biết được Luật sư Q. có mối quan hệ quen biết với ông G. và ông G cũng có nhờ Luật sư Q, tư vấn về cách giải quyết vụ tranh chấp này với tôi. Vậy, trong trường hợp này, Luật sư Q có được tư vấn cách giải quyết việc tranh chấp này cho ông G. không?
(LSVN) - Mỗi một lần góp ý với Luật sư đồng nghiệp cũng chính là một lần để Luật sư tự nhắc nhở bản thân mình, đây là tinh thần nhân văn cao cả, thắm đượm tình cảm mà giới Luật sư Việt Nam mong muốn và truyền đạt đến đồng nghiệp thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Luật sư nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam có phải tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam hay không và thực trạng công tác này như thế nào? Bài viết dưới đây nhằm luận bàn làm rõ vấn đề này.
(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn Quốc ban hành năm 2019 tại Quy tắc 12 quy định: “Khi thực hiện vụ việc, Luật sư phải có thái độ ứng xử phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Nếu có bất đồng giữa Luật sư và khách hàng hoặc có khiếu nại của khách hàng, Luật sư cần có thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng”. Và ngay cả khi có tranh chấp, bất đồng thuộc trường hợp Luật sư được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, Quy tắc 14, Bộ Quy tắc cũng quy định người Luật sư giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
(LSVN) - “Luật sư với Luật sư: Đối thủ cạnh tranh hay hợp tác cùng thắng?” là câu hỏi không dễ trả lời nhất là khi tranh tụng, bảo vệ cho khách hàng có lợi ích đối lập nhau. Bài viết nhằm nghiên cứu, tìm hiểu và luận giải nội dung này qua quy định của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu và Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tài trợ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức khóa tập huấn về Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Khóa tập huấn diễn ra trong 2 ngày 20-21/4 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm triển khai tài liệu bồi dưỡng về Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Quy tắc 18, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống”. Bài viết sẽ tìm hiểu và làm rõ một số nội dung liên quan đến quy tắc này.
(LSVN) - Sáng ngày 06/4, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương (TP. Hà Nội), Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức khoá tập huấn Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Thông qua các hoạt động tại buổi tập huấn, học viên tham dự đã hiểu hơn về ý nghĩa, nội dung của các quy tắc điều chỉnh phạm vi đạo đức trong quan hệ đồng nghiệp, cơ sở nền tảng của trật tự đạo đức Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp cho nghề Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và của mỗi Luật sư.
(LSVN) - Nghề Luật sư được coi là một “nghề danh giá”, bởi lẽ hoạt động nghề nghiệp của Luật sư về bản chất nhằm thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà sự thượng tôn pháp luật và tinh thần công lý trao cho. Ngay trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc cũng đã khẳng định: “Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới quy định: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.
(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(LSVN) - Xung đột lợi ích là nội dung quan trọng trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam và được đa số Luật sư quan tâm. Quá trình soạn thảo Bộ Quy tắc, Ban soạn thảo đã tiếp thu các kiến đóng góp, soạn thảo phù hợp với thực tiễn hành nghề Luật sư.
(LSVN) - Hiện nay, tôi muốn khởi kiện tại Tòa án về việc tranh chấp thừa kế do cha mẹ tôi đã mất năm 2020 để lại. Khi tôi đến Công ty luật TNHH A để nhờ Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ kiện này thì đại diện theo pháp luật của Công ty luật này là Giám đốc là Luật sư B. không giải thích về cách tính thù lao Luật sư, chỉ nói là do tùy tôi đưa ra mức thù lao. Nếu Luật sư B. thấy được thì Công ty đồng ý, còn thấp hay cao quá thì sẽ tăng, giảm trên cơ sở thương lượng giữa hai bên và không cần ghi vào hợp đồng dịch vụ pháp lý mà ghi vào văn bản riêng khác. Vậy, nếu tôi và Công ty luật TNHH A giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý có nội dung là mức thù lao Luật sư sẽ do hai bên thỏa thuận bằng văn bản riêng nhưng không vượt quá 10% giá trị tài sản mà tôi nhận được trên thực tế thì có đúng quy định của pháp luật không? Bạn đọc N.V.Q. hỏi.