(LSVN) - Quyền ghi hình, ghi âm của nhà báo tại các phiên tòa cần được tôn trọng. Quyền tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của nhà báo tại các phiên tòa cũng phải được đảm bảo bình đẳng như tại các hoạt động công khác.
(LSVN) - Ghi âm lời nói, ghi hình, chụp ảnh phiên tòa đang xét xử có phải là hành vi xâm phạm, gây ảnh hưởng đến việc thực thi quyền con người, quyền công dân hay không? Thời gian qua, trên diễn đàn Quốc hội, các cơ quan báo chí có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc ghi âm, ghi hình phiên tòa nêu trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi), dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
(LSVN) - Việc ghi âm, ghi hình của các Nhà báo tại các phiên tòa nhằm góp phần phản ánh diễn biến phiên tòa một các đầy đủ, toàn diện, trung thực đáp nhu cầu của các độc giả và dư luận quan tâm. Đây là một kênh thông tin quan trọng nhằm góp phần công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của các cấp tòa án; đồng thời, thông qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
(LSVN) - Thời gian gần đây, các quy định về việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa của dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) (Dự thảo Luật) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng các quy định này sẽ gây khó khăn cho các nhà báo trong việc tác nghiệp, đưa tin về diễn biến phiên tòa, ảnh hưởng đến sự giám sát của báo chí và nhân dân, tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án.
(LSVN) - Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng… là quy định hiện hành theo Luật Báo chí. Tuy nhiên, TAND Tối cao lại đang có mong muốn "thắt chặt" việc ghi âm, ghi hình của báo chí.
(LSVN) - Khi hội đồng xét xử tham gia xét xử vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại… Thì khi đó là người của công chúng, dù có đen và xấu như Bao Chưởng (Bao Thanh Thiên) vẫn có thể được dân chúng tin tưởng nếu việc xét xử là “chí công vô tư”.
(LSVN) - Xét xử công khai là nguyên tắc quan trọng nhất, được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật, đạo luật liên quan hoạt động của Tòa án và là biểu hiện của xã hội dân chủ, văn minh, của nhà nước do dân và vì dân. Thể chế đang trong quá trình hoàn thiện phải bảo đảm nguyên tắc này. Thế nên, các đạo luật sắp hoặc sẽ ban hành trong quá trình hoàn thiện phải giữ được tính nhất quán. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đang có những quy định gây nguy cơ thiếu nhất quán và dễ sinh tùy nghi khi thực hiện.
(LSVN) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 28/5 Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu băn khoăn về một số nội dung trong đó có quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa.
(LSVN) - Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với vấn đề về quyền con người ngày càng được nâng cao đã đặt ra yêu cầu cho lĩnh vực tư pháp cần phải có những cải cách nhất định để đáp ứng những điều kiện trong tình hình mới. Trong hoạt động tư pháp, hỏi cung bị can là một mắt xích quan trọng của quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự cụ thể khi xảy ra.
(LSVN) - Theo Luật sư, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) lần này chưa quy định rõ, trường hợp nào chủ tọa đồng ý và trường hợp nào thì được phép ghi âm, ghi hình. Điều này không loại trừ trường hợp chủ tọa phiên tòa có thể sử dụng các quy định pháp luật để hạn chế hoạt động tác nghiệp của cá nhân, tổ chức, trong đó có hoạt động của phóng viên, báo chí, điều này gây mâu thuẫn với Điều 25, Luật Báo chí 2016 quy định về quyền được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai của Nhà báo.
(LSVN) - Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai là nguyên tắc chung được quy định trong các đạo luật tố tụng hiện hành và trong Luật Tổ chức TAND năm 2014. Mọi người dân có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp phiên tòa xét xử kín. Trong bài viết này, tác giả phân tích về ý nghĩa, vai trò của nguyên tắc tòa án xét xử công khai và thực tiễn bảo đảm quyền tham dự phiên tòa và giám sát hoạt động xét xử của người dân, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này.