(LSVN) - Ngày 06/12/2024, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tổ chức Hội thảo "Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Tham dự hội thảo có gần 90 luật sư thành viên và đông đảo các chuyên gia pháp lý.
(LSVN) - Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. PBGDPL được xem là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách về tiếp cận pháp lý giữa đồng bằng, thành thị với những khu vực có điều kiện khó khăn, trong đó nổi bật là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bài viết tập trung làm rõ những tiền đề cơ bản nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác PBGDPL cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.
(LSVN) - Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
(LSVN) - Ngày 17/3, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn cho gần 100 cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại Hệ thống Khách sạn Phượng Hoàng tại Thanh Hoá.
(LSVN) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2027”.
(LSVN) - Rất nhiều người tham gia tố tụng khi ra trước tòa án đã "thật thà" thú nhận rằng họ không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, việc không biết luật không loại trừ trách nhiệm của một người về hành vi trái pháp luật mà họ đã thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "ai cũng phải biết luật". Bài viết sẽ phân tích và làm rõ nguyên tắc này, đồng thời chỉ ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân.
(LSVN) - Hoạt động tuyên truyền pháp luật được thực hiện tốt, cần tuân thủ nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật: Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hàng ngày của người dân, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
(LSVN) - Hiện nay, với rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua internet hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp,.. đó là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức bởi thiếu đi sự thống nhất, hướng dẫn được cung cấp bởi một cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp sẽ dẫn tới sai lạc hoặc không cập nhật theo sự thay đổi của pháp luật. Vì vậy, với vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Nhà nước phải tạo được kênh chính thức để người dân có thể thông qua đó tìm hiểu, nắm bắt kiến thức pháp luật.
(LSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1739/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027”.
(LSVN) - Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là ban hành ra pháp luật, đề ra các quy tắc xử sự chung để xây dựng và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển. Pháp luật là cơ sở đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hành vi của con người; là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Để pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải được tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.
(LSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã ký Quyết định số 3/QĐ-HĐPH ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng này.
(LSVN) - Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022, Hội Phụ nữ Luật sư TP. Hà Nội đã phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Đông Anh tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tháng 4/2022 vào các ngày 14, 15, 16/4/2022 tại xã Vân Hà, xã Kim Nỗ, xã Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh TP. Hà Nội.
(LSVN) - Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển nhanh và hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt của đời sống. Luật pháp luôn phản ánh, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội và có tính lạc hậu hơn sự phát triển của xã hội. Để luật pháp phát huy hiệu quả, được thực thi trong cuộc sống, điều chỉnh tốt các mối quan hệ xã hội thì mỗi người dân phải hiểu và tự giác chấp hành. Do vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân trong xã hội. Điều này là cần thiết cho việc hình thành và phát huy ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật, niềm tin pháp luật ở mỗi con người, góp phần vào việc thiết lập trật tự pháp luật và văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.
(LSVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật".
(LSVN) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh mà Bộ Tư pháp vừa ban hành.
(LSVN) - Ngày 07/11/2022, hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (09/11), Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã phối hợp cùng trường THCS Nguyễn Trãi tổ chức Lễ phát động "Ngày pháp luật Việt Nam trong ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân" nhằm tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật tới cán bộ giáo viên, nhân viên và đặc biệt là các em học sinh. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội để mọi người đều hiểu rõ: "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là thiết thực hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam".