Cả nước có 24 tỉnh, thành phố đang dạy học trực tuyến và qua truyền hình
Cả nước có 24 tỉnh, thành phố đang dạy học trực tuyến và qua truyền hình

(LSVN) - Thông tin về tình hình tổ chức dạy học tại 63 tỉnh, thành phố đến thời điểm hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh; 14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 24 địa phương dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Giáo viên xăm hình, nên hay không?
Giáo viên xăm hình, nên hay không?

(LSVN) - Có thể nói, việc xăm hình là quyền riêng tư của mỗi cá nhân, không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, giáo viên là một nghề cao quý được cả xã hội tôn trọng. Mỗi việc làm của giáo viên như là một tấm gương định hướng suy nghĩ và hành động của người học. Do đó, việc giáo viên xăm hình có thể sẽ khiến học trò thực hiện theo, ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.

Kết nối ASEAN để chuyển đổi giáo dục, vượt qua khủng hoảng
Kết nối ASEAN để chuyển đổi giáo dục, vượt qua khủng hoảng

(LSVN) - Ngày 01/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tham dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi giáo dục theo hướng ASEAN: Kết nối những mối quan hệ đối tác trong thời gian khủng hoảng toàn cầu”, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Philippines Leonor Magtolis Briones.

Xóa bỏ áp lực khi học trực tuyến kéo dài
Xóa bỏ áp lực khi học trực tuyến kéo dài

(LSVN) - Đại biểu đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tổ chức các chương trình đối thoại, trao đổi giữa cấp quản lý giáo viên, phụ huynh và học sinh để chia sẻ và xóa bỏ áp lực tâm lý của các bên khi học trực tuyến kéo dài. Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy và tổ chức dạy trực tuyến phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng. 

Hỗ trợ học phí tới 25.000 USD/năm cho giảng viên học tiến sĩ ở nước ngoài
Hỗ trợ học phí tới 25.000 USD/năm cho giảng viên học tiến sĩ ở nước ngoài

(LSVN) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019.

Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

(LSVN) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2222/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đào tạo nghề Luật sư – Những định hướng chiến lược
Đào tạo nghề Luật sư – Những định hướng chiến lược

(LSVN) - Công tác đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ và làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế phát triển nền giáo dục 4.0 làm thay đổi tích cực về mục tiêu và cách thức giáo dục đào tạo ở mọi cấp học, mọi bậc học. Người dạy trong nhà trường chuyển sang vai trò mới là người thiết kế, xúc tác, cố vấn và tạo môi trường học tập. Với nội dung học tập được số hóa, người học sẽ có một lộ trình học tập riêng, có thể lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ thống học tập số hóa cũng cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo. Những điều này tất yếu đặt ra yêu cầu mới về nguyên lý, phương thức, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề Luật sư giai đoạn 2021-2030. Trong bối cảnh nêu trên, việc xây dựng, hoạch định những định hướng chiến lược để đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng gắn liền với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta và hướng tới xây dựng nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là yêu cầu cấp thiết. Bài viết đề cập từ nhu cầu đào tạo nghề Luật sư, đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu đào tạo nghề Luật sư và đề xuất định hướng trong phát triển đào tạo nghề Luật sư ở Việt Nam.

Chương trình lớp 3, lớp 7, lớp 10 sẽ thay đổi như thế nào?
Chương trình lớp 3, lớp 7, lớp 10 sẽ thay đổi như thế nào?

(LSVN) - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng cùng lúc ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Nếu như ở lớp 3, số tiết học sẽ được tăng lên so với chương trình hiện hành, thì lớp 10, học sinh sẽ học ít môn hơn và được lựa chọn theo năng khiếu, sở thích của mình.

Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp
Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp

(LSVN) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Quyết định số 336/QĐ-LĐTBXH ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp
Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp

(LSVN) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Quyết định số 336/QĐ-LĐTBXH ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lại một kiểu 'tự nguyện' trong giáo dục ?
Lại một kiểu 'tự nguyện' trong giáo dục ?

(LSVN) - Phụ huynh sẽ phải “tự nguyện” làm đơn xin cho con chuyển trường hoặc không thi vào lớp 10, đổi lại, nhà trường cam kết sẽ cho học sinh đó được tốt nghiệp trung học cơ sở. Theo các giáo viên, các học sinh này được trường cho tốt nghiệp, nên xin vào học ở trường tư hoặc các cơ sở giáo dục hướng nghiệp (kiểu bổ túc ngày trước) vẫn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như bình thường.

Một số đề xuất nhằm thực hiện thành công chương trình thay sách giáo khoa
Một số đề xuất nhằm thực hiện thành công chương trình thay sách giáo khoa

(LSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đoàn công tác đặc biệt đến các sơ sở giáo dục thay vì chỉ đạo và nghe báo cáo từ các Sở về việc lựa chọn sách giáo khoa. Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng nhiều kênh, cần thanh tra nghiêm túc và cần thiết mời Công an vào cuộc để tránh hiện tượng "kit test Việt Á" trong giáo dục. Đây là một trong những đề xuất của thầy giáo Ngô Mậu Tình, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH&THCS Lâm Thủy về những vấn đề liên quan đến giáo dục hiện nay.