(LSVN) - Sau một tháng lấy ý kiến, đã có hơn 280 triệu lượt góp ý từ cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong đó, 99,75% tán thành việc cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
(LSVN) - Bài viết phân tích quy định về quyền riêng tư trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước ICCPR và Công ước CRC. Từ đó, bài viết chỉ ra những bất cập về nội dung và cơ chế bảo vệ quyền riêng tư trong Hiến pháp, đồng thời đề xuất kiến nghị sửa đổi nhằm bảo đảm thực chất, hiệu quả quyền này trong bối cảnh chuyển đổi số.
(LSVN) - Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy đã ký ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Theo đó, tính đến ngày 28/5/2025, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức 61.791 hội nghị lấy ý kiến; tổng số ý kiến góp ý vào toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị quyết là 51.192.334 ý kiến.
(LSVN) – Việc sửa đổi Hiến pháp 2013, đặc biệt liên quan đến mô hình chính quyền địa phương, đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và người dân. Những đề xuất, góp ý dưới đây từ các chuyên gia nhằm hoàn thiện dự thảo, đảm bảo mô hình chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập.
(LSVN) - Trong tiến trình sửa đổi, hoàn thiện Hiến pháp năm 2013, một trong những nội dung cốt lõi cần tiếp cận là việc hiến định hóa chế định chính quyền địa phương đô thị và nông thôn theo mô hình phân quyền thực chất. Điều này không chỉ nhằm khắc phục những bất cập hiện hành về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương mà còn bảo đảm tính ổn định, khả thi và hiệu lực thực thi của mô hình quản trị địa phương trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
(LSVN) - Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
(LSVN) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục thể chế hóa đầy đủ Hiến pháp năm 2013 vào dự thảo Luật. Đồng thời tập trung rà soát các nút thắt mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất để tạo không gian mới, động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và giảm tối đa thủ tục hành chính về đất đai.