Một số vấn đề về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Một số vấn đề về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Mọi bản án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành đầy đủ, chính xác và kịp thời theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định chặt chẽ, nhất là đối với bản án tử hình. Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự đã đặt ra vấn đề xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành. Đây là thủ tục cần thiết, thể hiện rõ ràng tính nhân văn, nhân đạo trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Tuy nhiên, quy định về thủ tục này còn tồn tại một số bất cập cần được hoàn thiện để bảo đảm chặt chẽ và đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp
Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp

(LSVN) - Quyết định hình phạt trong đồng phạm là một trường hợp đặc biệt có vai trò quan trọng trong xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) sự đối với các vụ án phạm tội có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện. Quyết định hình phạt đúng với mỗi người đồng phạm đảm bảo cho hình phạt thực hiện được mục đích đặt ra. Tuy nhiên, BLHS 2015 chưa có quy định cụ thể sự phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm và việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm với vai trò khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong việc áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Hình phạt, mức phạt đối với hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ
Hình phạt, mức phạt đối với hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ

(LSVN) - Thời gian qua, tình trạng cản trở, chống người thi hành công vụ gia tăng mạnh với tính chất ngày càng manh động, có một số đối tượng liều lĩnh chống trả đã gây nhiều thương vong cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, khiến gia đình các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân mất mát người thân, đau thương vô cùng. Vậy, hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ như vậy sẽ chịu hình phạt hay mức phạt như thế nào? Bạn đọc T.H. hỏi.

Bàn về hình phạt tiền và các hình phạt, biện pháp phạt khác liên quan
Bàn về hình phạt tiền và các hình phạt, biện pháp phạt khác liên quan

(LSVN) - Hình phạt tiền là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định với tính chất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Do vậy, hình phạt này có nhiều điểm tương đồng với các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, nhất là những biện pháp trách nhiệm pháp lý, những hình phạt và biện pháp tư pháp có những nội dung giống hình phạt tiền. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt, đòi hỏi phải làm rõ, để hiểu và áp dụng đúng đắn trên thực tế.

Giáo viên không được áp dụng hình phạt phản cảm đối với học sinh
Giáo viên không được áp dụng hình phạt phản cảm đối với học sinh

(LSVN) - Để hạn chế tình trạng giáo viên lạm dụng hình thức kỷ luật, xử phạt đối với học sinh, ngành giáo dục cần có quy định cụ thể về các hình thức kỷ luật, xử phạt khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Các hình thức kỷ luật, xử phạt này phải mang tính giáo dục, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tinh thần của học sinh. Khi giáo viên áp dụng sai các hình thức kỷ luật, xử phạt thì phải bị xử lý nghiêm khắc.

Tội tử hình trong Luật Gia Long
Tội tử hình trong Luật Gia Long

(LSVN) – Hình phạt tội tử (tử hình) thời xưa được chia ra năm bậc tùy theo mức độ phạm tội. Hai bậc tử hình thường là trảm và giảo. “Trảm” là chém đầu, “giảo” là giết chết nhưng được giữ toàn thân xác (như thắt cổ). Ngoài ra, còn ba bậc tử hình thêm (gọi là “nhuận tử”) mang tính chất nghiêm khắc hơn.

Áp dụng hình phạt như thế nào với đối tượng trốn truy nã chém bạn gái tại Ninh Bình
Áp dụng hình phạt như thế nào với đối tượng trốn truy nã chém bạn gái tại Ninh Bình

(LSVN) – Theo Luật sư Phan Văn Thanh, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi mà Nguyễn Văn Đồng gây ra ở cả 2 vụ án giết người mà cơ quan chức năng sẽ quyết định mức hình phạt với đối tượng này. Tuy nhiên, mức hình phạt sẽ được áp dụng theo theo điểm a, c, d khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Biểu hiện của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm
Biểu hiện của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm

(LSVN) - Cá thể hình phạt là nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc đặc thù của chế định quyết định hình phạt với tư tưởng bao trùm là "Khi quyết định hình phạt , Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự". Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét nhất khi Tòa án quyết định hình phạt đối với người người cùng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án có đồng phạm. Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) đã có những quy định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc này, nhằm tạo sự công bằng cho những người phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với vụ án có đồng phạm vẫn gặp những vướng mắc, bất cập.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù như thế nào?
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù như thế nào?

(LSVN) – Năm 2010, tôi bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 6 năm tù và chấp hành án tại Trại giam Hỏa Lò. Tuy nhiên, vừa qua, tôi bị mất Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù nên không làm được thủ tục xóa án tích. Vậy, tôi muốn xin cấp lại Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù thì phải làm những thủ tục gì? Bạn đọc V.L. hỏi.

Vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 thiết kế riêng Chương XII: "Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội". Đây là cơ sở pháp lý để xử lý đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên khá đầy đủ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn xét xử còn có những vướng mắc, bất cập gây khó khăn khi giải quyết vụ án.

Bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ đối diện với hình phạt như thế nào?
Bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ đối diện với hình phạt như thế nào?

(LSVN) - Theo Luật sư, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân cũng phải tôn trọng quyền tự do được bảo vệ về danh dự nhân phẩm của người khác, quyền bảo vệ về bí mật đời tư cá nhân và hình ảnh cá nhân. Bởi vậy, nếu người nào lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngăn chặn hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Ngăn chặn hành vi xâm hại tình dục trẻ em

(LSVN) – Với quy định của pháp luật hiện hành thì hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là rất nghiêm khắc, đủ sức răn đe, giáo dục và ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn có xu hướng gia tăng và phức tạp.

Vụ cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Đối tượng chưa cướp được tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Vụ cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Đối tượng chưa cướp được tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự?

(LSVN) - Theo Luật sư, trong vụ án này dù đối tượng chưa chiếm đoạt được số tiền của ngân hàng nhưng hành vi dùng vũ lực đe dọa uy hiếp tinh thần của nhân viên ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội "Cướp tài sản", đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự về tội "Cướp tài sản" theo Điều 168 Bộ luật Hình sự.

Bàn về việc cần quy định lại hình phạt tử hình đối với tội 'Cướp tài sản'
Bàn về việc cần quy định lại hình phạt tử hình đối với tội 'Cướp tài sản'

(LSVN) - Tử hình là một hình phạt đặc biệt được quy định trong Bộ luật Hình sự, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội, tước đi quyền được sống đối với người bị kết án và chỉ áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt lớn cho xã hội. Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định mức cao nhất trong khung hình phạt đối với tội "Cướp tài sản" là tử hình. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội "Cướp tài sản". Điều này thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng, thế nhưng việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội "Cướp tài sản" cũng mang đến nhiều thách thức mới với công cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này.